Hà Nội

Thực đơn cần bổ sung trong quá trình kiểm soát cận thị

19-01-2023 08:00 | Y học 360
google news

Thời đại công nghệ phát triển song hành với việc tiếp xúc với các thiết bị điện tử là điều không thể tránh khỏi. Thời gian mắt tiếp xúc với ánh sáng xanh càn nhiều thì nguy cơ gây nên các bệnh lý về mắt càn cao. Cùng tìm hiểu những dinh dưỡng cần thiết cho đôi mắt trong quá trình kiểm soát cận thị.

Vai trò của dinh dưỡng trong kiểm soát cận thị

Kiểm soát cận thị là việc sử dụng các biện pháp nhằm làm chậm quá trình phát triển độ cận, ngăn ngừa, giảm nguy cơ dẫn đến các bệnh lý khác do cận thị gây ra. Ngoài các biện pháp sử dụng kính hay phẫu thuật thì việc bổ sung dinh dưỡng cho đôi mắt là điều quan trọng cần chú ý đến.

Thực đơn cần bổ sung trong quá trình kiểm soát cận thị - Ảnh 1.

Sử dụng thiết bị điện tử nhiều gây hại cho mắt

Cung cấp các dưỡng chất giúp cho đôi mắt khoẻ mạnh hơn, giảm các hiện tượng khô mắt, mỏi mắt,… Các thực phẩm giàu dinh dưỡng có thể giúp chống oxy hoá, giảm tác hại của tia cực tím, ánh sáng xanh tới mắt. Ngoài ra một chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học còn có thể ngăn ngừa các bệnh lý đục thuỷ tinh thể, bong võng mạc, thoái hoá điểm vàng,..

Những thực phẩm tốt cho mắt được các chuyên gia khuyến cáo

photo-1673594376673

Dinh dưỡng cho mắt

Vitamin A (gan động vật, lòng đỏ trứng, sữa,..): Tăng cường thị lực, bảo vệ niêm mạc và giác mạc, tránh quáng gà, khô mắt.

Vitamin C (trái cây có vị chua, cà chua, súp lơ,...): Giảm tác hại của tia cực tím với mắt, ngừa đục thủy tinh thể.

Vitamin E (các loại hạt, dầu đậu nành, dầu đậu phộng,...): Chống oxy hóa, bảo vệ mắt khỏi ánh sáng xanh, phòng bệnh cườm mắt.

Vitamin nhóm B (các sản phẩm từ sữa, khoai lang, bơ,...): Giảm mỏi, mờ mắt, bảo vệ dây thần kinh, giảm viêm sưng mắt.

Omega-3 (cá hồi, dầu cá, các loại hạt,...): Tăng độ ẩm cho mắt, giảm khô, mỏi, đau nhức mắt.

Lutein (ngô, trứng, cải xoăn,...): Bảo vệ võng mạc, ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng.

Selenium (hải sản, thịt nạc, ngũ cốc,...): Tăng độ nhanh nhạy của mắt, ngừa đục thủy tinh thể.

Beta-Carotene (thực phẩm có màu vàng cam, rau xanh lá: cà rốt, rau cải,...): Chuyển hóa thành Vitamin A tốt cho mắt.

Kẽm (hải sản, thịt, đậu phộng,...): Tăng sắc tố thị giác ở võng mạc, ngừa chứng mù đêm.

Một số loại thực phẩm giàu dinh dưỡng được các chuyên gia khuyên dùng: Cá hồi, thịt nạc, hải sản, trứng, quả bơ, bông cải xanh, khoai lang, các loại hạt, ớt, rau xanh, trái cây có múi, sữa, cà chua, dâu tây, cà rốt, ngô, việt quất,…

Ngoài việc bổ sung các thực phẩm dinh dưỡng, chúng ta cũng nên cải thiện thói quen sinh hoạt hợp lý cho mắt. Không nên để mắt làm việc quá sức, luôn để mắt nghỉ ngơi thường xuyên khi làm việc với máy tính, các thiết bị điện tử. Ngoài ra, việc thăm khám mắt định kỳ tại các cơ sở y tế cũng là điều quan trọng giúp cho đôi mắt luôn khoẻ mạnh.

Bệnh viện Mắt Hà Nội 2

Địa chỉ: 72 Đường Nguyễn Chí Thanh, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội (xem bản đồ)

Tổng đài: 1900 27 7227

Email: tuvan@mathanoi2.vn

Website: mathanoi2.vn

Fanpage: facebook.com/benhvienmathanoi2

photo-1673594379231


PV
Ý kiến của bạn