Thúc đẩy nâng cao năng lực nghiên cứu về đổi mới sáng tạo trong nước

19-04-2024 11:14 | Xã hội

SKĐS - Việt Nam cần chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, nâng cao năng lực nghiên cứu về đổi mới sáng tạo, tháo gỡ một số khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách phát triển đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp sáng tạo...

10 tỉnh thành tham dự ngày Sáng tạo và Đổi mới sáng tạo ở Việt Nam10 tỉnh thành tham dự ngày Sáng tạo và Đổi mới sáng tạo ở Việt Nam

SKĐS - Ngày 19/4 tới đây tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) sẽ tổ chức Lễ hưởng ứng Ngày Sáng tạo và Đổi mới sáng tạo thế giới năm 2024 và phát động các bộ ngành, địa phương hưởng ứng sự kiện này.

Sáng 19/4, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức Lễ hưởng ứng Ngày Sáng tạo và Đổi mới sáng tạo thế giới năm 2024.

Hiện nay, tại Việt Nam, các điều kiện khung phục vụ phát triển hệ thống đổi mới sáng tạo (ĐMST) quốc gia đã được hình thành như chính sách đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ, đổi mới hoạt động KH&CN, đơn giản hóa thủ tục hành chính, triển khai các quỹ hỗ trợ, phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, tăng cường gắn kết giữa nghiên cứu khoa học với sản xuất kinh doanh…; các chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư cho nghiên cứu và phát triển, tổ chức KH&CN thực hiện cơ chế tự chủ, phát triển thị trường KH&CN, doanh nghiệp KH&CN, khởi nghiệp sáng tạo… ngày càng được hoàn thiện.

Thúc đẩy nâng cao năng lực nghiên cứu về đổi mới sáng tạo trong nước- Ảnh 2.

Ông Huỳnh Thành Đạt, Bộ trưởng Bộ KH&CN phát biểu tại sự kiện Lễ hưởng ứng Ngày Sáng tạo và Đổi mới sáng tạo thế giới năm 2024.

Chỉ số ĐMST (GII) của Việt Nam liên tục được cải thiện trong 13 năm qua cho thấy hiệu quả trong việc chuyển các nguồn lực đầu vào thành kết quả đầu ra ĐMST. Năm 2023, Việt Nam xếp thứ 46/132 quốc gia/nền kinh tế, tăng 2 bậc so với năm 2022, đứng thứ 4 khu vực Đông Nam Á, duy trì vị trí thứ 2 trong nhóm 36 nền kinh tế thu nhập trung bình thấp; là một trong 7 quốc gia thu nhập trung bình đạt được nhiều tiến bộ nhất về ĐMST trong thập kỷ qua.

Bộ KH&CN đã xây dựng Bộ Chỉ số ĐMST cấp địa phương (PII) và chính thức triển khai trên toàn quốc từ năm 2023. Tháng 3/2024, lần đầu tiên Bộ KH&CN công bố kết quả triển khai Bộ Chỉ số PII. Đây là công cụ đo lường năng lực và kết quả ĐMST của từng địa phương, góp phần cải thiện chỉ số ĐMST quốc gia và xây dựng, thực thi các chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội dựa trên khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Theo các chuyên gia, Việt Nam cần chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, nâng cao năng lực nghiên cứu về ĐMST. Để đạt được các mục tiêu, thời gian tới cần tháo gỡ một số khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách phát triển đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp sáng tạo, giải quyết những vấn đề cấp bách của thực tiễn.

Ông Phạm Hồng Quất, Cục trưởng Cục Phát triển Thị trường và Doanh nghiệp KH&CN, Bộ KH&CN cho biết, hiện đã có 20 địa phương đã và đang xây dựng Đề án hình thành Trung tâm Hỗ trợ Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, 60 tỉnh, thành phố đã ban hành kế hoạch triển khai Đề án 844 và sắp xếp nguồn lực triển khai tại địa phương. Có 39 tỉnh, thành phố đã ban hành Nghị quyết của HĐND quy định cơ chế tài chính cho hoạt động hỗ trợ khởi nghiệm đổi mới sáng tạo.

Thúc đẩy nâng cao năng lực nghiên cứu về đổi mới sáng tạo trong nước- Ảnh 3.

Toàn cảnh sự kiện Lễ hưởng ứng Ngày Sáng tạo và Đổi mới sáng tạo thế giới năm 2024.

Góp ý xây dựng chính sách về khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, ông Phạm Hồng Quất cho hay cần làm rõ khái niệm, nội hàm về đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp sáng tạo, phân biệt khởi nghiệm sáng tạo và đổi mới sáng tạo với các chủ thể khác và thống nhất sử dụng các thuật ngữ trong hoạt động này.

Ông Quất chỉ rõ, hiện khái niệm đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp sáng tạo có trên 30 tên gọi khác nhau và được sử dụng không thống nhất trong các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản hành chính dẫn tới gây nhầm lẫn, khó khăn trong quản lý và trong thực thi các cơ chế, chính sách. Một số đối tượng liên quan đến đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp sáng tạo chưa được quy định (chưa có định danh về cố vấn, huấn luyện viên khởi nghiệp sáng tạo, cá nhân đổi mới sáng tạo, máy móc, thiết bị phục vụ đổi mới sáng tạo... chưa có hướng dẫn cụ thể về ưu đãi thuế cho nhà đầu tư cá nhân, quỹ đầu tư cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo...);

Chưa có quy định cụ thể về cơ chế, thẩm quyền quản lý đối với các sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh doanh mới, chưa từng xuất hiện, mang tính liên ngành và xuyên ngành. Thiếu các cơ chế, chính sách đặc thù, phù hợp để hỗ trợ về hạ tầng và khơi thông nguồn lực cũng tạo ra điểm nghẽn trong phát triển hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia và hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo. Cơ sở dữ liệu và hệ thống tin còn thiếu và chưa đồng bộ, thiếu các bộ công cụ phục vụ đánh giá đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo; Thiếu nền tảng thông tin cho xây dựng chính sách về đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp sáng tạo.

Theo Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt, Việt Nam đang chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ dựa vào vốn và lao động sang mô hình tăng trưởng dựa trên khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Đây là mục tiêu dài hạn, cần sự vào cuộc, sự chung tay góp sức của các ban, bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp và toàn xã hội trong ứng dụng và phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Bên cạnh các kết quả đạt được, năng lực đổi mới sáng tạo của Việt Nam cần tiếp tục được cải thiện mạnh mẽ hơn nữa trong giai đoạn tới, nhằm góp phần trực tiếp vào tăng năng suất lao động và chất lượng sản phẩm hàng hóa, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

Ngày 21 tháng 4 hàng năm được tổ chức Liên hợp quốc chọn làm Ngày Sáng tạo và Đổi mới sáng tạo thế giới. Năm 2024 là năm thứ ba Bộ KH&CN tổ chức Lễ hưởng ứng Ngày Sáng tạo và đổi mới sáng tạo thế giới với mục tiêu tạo sức lan tỏa, ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhận thức của các cơ quan, tổ chức, cộng đồng, kêu gọi các tổ chức, cá nhân cùng chung tay thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo; Thúc đẩy phát triển hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia với sự gắn kết chặt chẽ giữa khu vực nhà nước; khu vực sản xuất, kinh doanh, đầu tư; khu vực nghiên cứu, giáo dục, đào tạo và xã hội.

Hà Nội đứng đầu cả nước về chỉ số đổi mới sáng tạo địa phươngHà Nội đứng đầu cả nước về chỉ số đổi mới sáng tạo địa phương

SKĐS - Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Bắc Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Quảng Ninh và Thái Nguyên là 10 tỉnh có chỉ số đổi mới sáng tạo cao nhất nước.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Cảnh báo đỏ khi hạn hán đang ngày càng bao trùm cả Tây Nguyên | SKĐS


Tô Hội
Ý kiến của bạn