Hà Nội

Thúc đẩy Chiến dịch K=K để chấm dứt đại dịch AIDS

11-05-2023 16:19 | Y tế

SKĐS – K=K (Không phát hiện = Không lây truyền), nghĩa là một người có HIV uống thuốc ARV hàng ngày theo chỉ định, đạt được và duy trì tải lượng virus dưới ngưỡng phát hiện, sẽ thực sự không có nguy cơ làm lây truyền HIV qua đường tình dục sang cho bạn tình không có HIV.

Tại Sự kiện "K=K là công cụ cân bằng trong lĩnh vực sức khỏe," bên lề của Cuộc họp Hội đồng Quản trị Quỹ Toàn cầu lần thứ 49, do Quỹ Toàn cầu cùng với Bộ Y tế và các đối tác khác tại Việt Nam, tổ chức ngày 11/5, PGS.TS. Nguyễn Thị Liên Hương – Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết: K=K là một thông điệp dựa trên bằng chứng khoa học nên cần được lan tỏa rộng rãi hơn nữa, để mọi người hiểu được lợi ích của việc điều trị ARV, giảm kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV. Đó cũng là giải pháp để thực hiện mục tiêu ‘Kết thúc dịch AIDS vào năm 2030’.

photo-1683793811500

PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương – Thứ trưởng Bộ Y tế.

Có thể nói thời gian qua, các bằng chứng về K=K đã làm thay đổi cơ bản quan điểm về điều trị HIV, đó là ‘Điều trị cũng là dự phòng’. Nó có ý nghĩa cực kỳ quan trọng với tất cả mọi người:

  • Thúc đẩy người có hành vi nguy cơ cao chưa nhiễm HIV, chủ động đi xét nghiệm sớm hoặc xét nghiệm định kỳ để nếu có HIV sẽ được điều trị ARV sớm.
  • Với người nhiễm HIV họ sẽ tiếp cận điều trị ARV sớm, tuân thủ điều trị để đạt được tải lượng HIV dưới ngưỡng phát hiện.
  • Với cộng đồng và người cung cấp dịch vụ, K=K giúp xóa bỏ kỳ thị và phân biệt đối xử với người có HIV…

Ngay sau khi bằng chứng khoa học được công bố, Việt Nam đã tích cực và chủ động phổ biến các thông điệp này với nhiều hình thức qua truyền thông đại chúng, mạng xã hội, tổ chức các chiến dịch K=K ở cả cấp quốc gia và địa phương; tổ chức các hội thảo và các lớp tập huấn... Thông điệp K=K đã được phổ biến rộng rãi không chỉ tới người cung cấp dịch vụ, người nhiễm HIV, người có hành vi nguy cơ cao mà cả cộng đồng người dân nói chung.

Bộ Y tế mong muốn các tổ chức quốc tế của các nước tiếp tục cùng đồng hành với Việt Nam trong công tác phòng chống HIV/AIDS, để phát huy các kết quả đã đạt được và đồng thời tháo gỡ những khó khăn đã và đang gặp phải, hướng tới mục tiêu Việt Nam kết thúc dịch AIDS vào năm 2030, đặc biệt đảm bảo tính bền vững để dịch HIV/AIDS không quay trở lại, PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương nói.

photo-1683793819785

Bà Kate Thmpson, Trưởng phòng Cộng đồng, Quyền và Giới, Quỹ Toàn cầu

Bà Kate Thmpson, Trưởng phòng Cộng đồng, Quyền và Giới, Quỹ Toàn cầu cho biết: K=K không chỉ là một can thiệp y tế công cộng mà còn giúp giải quyết những quan niệm sai lầm, sự kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV; ủng hộ cho quyền của mỗi cá nhân và vai trò tiên phong của những người nhiễm HIV trong các nỗ lực dự phòng lây nhiễm HIV.

Theo TS. Cedric Pulliam - Giám đốc Chính sách Công toàn cầu, Chiến dịch tiếp cận Dự phòng, chúng ta phải đầu tư vào việc tiếp cận điều trị HIV, chăm sóc và hỗ trợ để đạt được và duy trì tải lượng virus dưới ngưỡng phát hiện cho tất cả mọi người. Chúng tôi kêu gọi các nhà lãnh đạo toàn cầu ưu tiên K=K trong cuộc chiến chống lại HIV. Giờ là thời điểm biến K=K thành hiện thực cho mọi người.

Tại sự kiện, các chuyên gia trong và ngoài nước đã chia sẻ kết quả kinh nghiệm của Việt Nam, cũng như những thách thức cần phải giải quyết trong thời gian tới. Sự kiện này là cơ hội để Quỹ Toàn cầu thể hiện vai trò lãnh đạo của mình trong việc hỗ trợ lan tỏa chiến dịch K=K và huy động thêm hỗ trợ cho các quốc gia thành viên ký kết lời kêu gọi hành động đa phương K=K và tích hợp K=K như một công cụ chính sách công bằng y tế vào các chiến lược y tế và HIV của mỗi quốc gia.

photo-1683793826101

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại sự kiện.

Chiến dịch Tiếp cận Dự phòng đã tập hợp các nhà hoạt động, nhà nghiên cứu và quan chức y tế toàn cầu khởi động chiến dịch K=K vào năm 2016, nhằm tạo ra và truyền đạt sự đồng thuận về một thông điệp phần lớn chưa được biết đến, đó là: Những người nhiễm HIV đang điều trị và có tải lượng virus không thể phát hiện được không thể lây truyền qua đường tình dục HIV (Không phát hiện=Không lây truyền, hoặc K=K).

Ngày nay, chiến dịch K=K là một phong trào do cộng đồng lãnh đạo và phát triển mạnh mẽ gồm những người ủng hộ chương trình phòng, chống HIV/AIDS, các nhà hoạt động, nhà nghiên cứu và hơn 1.050 đối tác cộng đồng từ 105 quốc gia, đoàn kết để biến K=K thành hiện thực cho tất cả những người sống chung với HIV. Cùng nhau, chúng ta đang thay đổi cuộc sống và tăng tốc và chấm dứt đại dịch AIDS.

K=K là một can thiệp và phương pháp tiếp cận dựa trên bằng chứng quan trọng, trong Ghi chú thông tin về HIV năm 2022 của Quỹ Toàn cầu, một trong 22 chương trình thiết yếu quan trọng để đạt được các mục tiêu đầy tham vọng đặt ra trong Chiến lược Quỹ Toàn cầu 2023-2028.

Việt Nam là một trong số ít quốc gia khống chế tốt dịch HIV trong nhóm tiêm chích ma túyViệt Nam là một trong số ít quốc gia khống chế tốt dịch HIV trong nhóm tiêm chích ma túy

SKĐS - Việt Nam đã triển khai toàn diện các can thiệp cho người tiêm chích ma túy, dự phòng lây nhiễm HIV dưới nhiều hình thức phong phú và phù hợp… là một trong số ít quốc gia khống chế tốt dịch HIV trong nhóm tiêm chích ma túy.

Mời độc giả xem thêm video:

[LIVE] 💥 🍀 🍀 🍀 XÉT NGHIỆM HIV: DỄ DÀNG TIẾP CẬN, HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ


Thu Hương/ Ảnh: Tuấn Anh
Ý kiến của bạn