Chuyển sang chế độ dinh dưỡng hợp lý là nền tảng trong điều trị bệnh đái tháo đường tuýp 2. Thông thường, các khuyến cáo đối với bệnh nhân đái tháo đường là nên cân nhắc nghiêm ngặt khẩu phần ăn và giới hạn lượng carbohydrate. Nhưng để tuân thủ những chỉ dẫn chi tiết này không phải lúc nào cũng dễ dàng đối với đa số người bệnh. May mắn là những nghiên cứu mới đây cho thấy có một lối dinh dưỡng khác hiệu quả hơn và dễ thực hiện hơn rất nhiều. Đó là thuần chay.
Tiến sĩ Neal Barnard là Sáng lập viên và là Chủ tịch Ủy ban Y tế chịu trách nhiệm Hoa Kỳ, gọi tắt là PCRM từ năm 1985 đến nay. Ông là nhà nghiên cứu, giảng dạy, kiêm tác giả của rất nhiều quyển sách về dinh dưỡng có giá trị. Ông được mời diễn thuyết khắp nơi và thường xuyên xuất hiện trên các chương trình phỏng vấn của đài truyền hình, đài phát thanh và báo chí uy tín ở Hoa Kỳ. Trong quyển sách xuất bản gần đây nhất tên là “Quá trình xoay ngược bệnh đái tháo đường”, ông đã nêu ra một số bước cơ bản tương đối dễ áp dụng, để giúp các bệnh nhân đái tháo đường đẩy lùi được căn bệnh và tránh các biến chứng do đái tháo đường gây nên. |
Một trong những điểm quan trọng đối với người bị đái tháo đường là hạn chế tối đa chất dầu và mỡ. Các chất này đăc biệt có nhiều trong thịt, cá, các thực phẩm thông dụng chế biến trên thị trường và dầu ăn. Để hiểu rõ hơn các nguyên tắc và cách thức áp dụng cho hiệu quả, chúng ta hãy cùng tham khảo những đúc kết về chế độ dinh dưỡng hợp lý cho người đái tháo đường của tiến sĩ Neal Barnard, bao gồm các bước sau đây:
Bước 1: Thuần chay - tuyệt đối không thành phần động vật
Sản phẩm từ động vật chứa nhiều chất béo, nhất là acid béo bão hòa, vốn có liên hệ với bệnh tim mạch, một số bệnh ung thư và gây kháng insulin. Các thực phẩm này cũng chứa rất nhiều cholesterol, trong khi các sản phẩm nguồn gốc thực vật thì không. Hơn nữa, đạm động vật làm cho môi trường máu có tính axít, khiến cơ thể huy động canxi từ xương ra, sau đó thải qua nước tiểu, dẫn đến những rối loạn ở thận. Do đó, cần tránh tuyệt đối thịt đỏ, thịt gà, cá, trứng và sữa.
Bước 2: Không dùng dầu ăn
Mặc dù dầu thực vật tốt cho sức khỏe hơn nhiều so với mỡ động vật, nhưng cũng cần phải giảm thiểu. Tất cả các loại dầu, mỡ đều tập trung nhiều năng lượng gần gấp đôi so với carbonhydrate. Một gram dầu hoặc mỡ chứa khoảng 9 đơn vị năng lượng, trong khi carbohydrate chỉ chứa khoảng 4 đơn vị năng lượng. Ngoài ra, cũng cần tránh dùng bơ và các loại thức ăn chiên, xào bằng dầu.
Bước 3: Tránh các loại thực phẩm làm tăng đường huyết
Cần chọn lựa loại thực phẩm không ảnh hưởng nhiều đến đường huyết, như vậy bạn có thể ăn được nhiều, không sợ bị đói do phải nhịn ăn hay do ăn quá tiết chế.
Các thực phẩm làm tăng đường huyết (cần tránh)
Bánh mì trắng
Dưa hấu
Dứa (thơm)
Khoai tây nướng và chiên
Đường…
Các thực phẩm không làm tăng đường huyết (nên chọn để dùng)
Gạo
Đậu nành
Các loại trái cây
Các loại đậu khác (đậu cô ve, đậu đũa…)
Hầu hết các loại rau…
Bước 4: Tăng cường chất xơ
Hầu hết các loại thực vật đều chứa rất nhiều chất xơ, đặc biệt là chất xơ hòa tan. Do vậy, bạn nên ăn đa dạng các loại thực vật trong khẩu phần ăn của mình, và nếu ăn ở dạng tươi sống, ít qua chế biến càng tốt.
Bước 5: Chọn thực phẩm ít năng lượng
Cần chọn loại thực phẩm cung cấp ít năng lượng để giúp giảm cân. Phần lớn các bệnh nhân đái tháo đường là những người có thói quen ít vận động và thường có khuynh hướng lên cân. Một cách để khắc phục vấn đề này là không chọn thực phẩm chế biến, nhất là carbonhydrate đã tinh chế, hay các loại thực phẩm đóng gói, sẽ rất dễ bị xáo trộn lượng đường trong máu. Thức ăn bằng thực vật tươi có nhiều rau đậu sẽ giúp ích rất nhiều cho việc ổn định lượng đường trong máu.
Bước 6: Lưu ý đến 4 nhóm thực phẩm tốt nhất
Khi bạn tập trung vào bốn nhóm thức phẩm này thì sẽ không cần giới hạn khẩu phần ăn, và sẽ tránh được cảm giác đói do cố gắng nhịn ăn.
1. Trái cây: Hầu hết các loại trái cây đều giàu chất xơ, vitamin C, và bêta- carotene. Phải ăn ít nhất là một phần ăn trong ngày và chọn các loại có chứa hàm lượng cao vitamin C như: cam, quýt, bưởi, chuối…
2. Rau nấm: Cung cấp rất nhiều khoáng chất, các loại vitamin, bêta- carotene, riboflavin, chất sắt, can-xi, chất xơ, các đường đa phân tử và nhiều hợp chất khác. Nên chọn lựa đa dạng các loại rau cho khẩu phần ăn của bạn.
3. Ngũ cốc: Gạo, bắp, khoai… là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể. Trong ngũ cốc chứa rất nhiều chất xơ, carbonhydrate, chất đạm, vitamin B và chất kẽm. Cần ăn vừa đủ no trong các bữa ăn chính của bạn.
4. Đậu và hạt: Đậu nành, đậu xanh, đậu trắng, đậu phộng, hạt bí… rất giàu chất đạm, nhiều chất xơ và các loại vitamin cần thiết. Nên dùng thực phẩm thiên nhiên, không qua chế biến thành dạng đóng chai hay đóng gói.
Về vấn đề chất đạm
Cơ thể con người chỉ cần khoảng 8-10% lượng chất đạm trong khẩu phần ăn và hầu hết các loại thực vật đều chứa cùng hàm lượng đạm, và nghiên cứu cho thấy hàm lượng đạm trong thực vật là lý tưởng nhất với cơ thể con người. Do đó, không có lý do gì phải lo lắng về chất đạm khi chuyển sang lối dinh dưỡng thuần chay.
Lượng chất đạm trung bình có trong một số loại thực phẩm như sau: Loại thực phẩm % Chất đạm trung bình Các loại trái cây 5,5%Các loại hạt 11% Ngũ cốc (gạo, bắp…) 13% Các loại rau 23% Các loại đậu 28% Lượng đạm cơ thể cần 2,5% - 10% |
BS. Phạm Văn Toại