Thừa Thiên Huế ghi nhận số ca mắc trong một ngày cao nhất từ trước tới nay

23-11-2021 22:00 | Tin nóng y tế

SKĐS - Thừa Thiên Huế ghi nhận số ca mắc COVID-19 trong một ngày cao kỷ lục, khi có đến 159 ca bệnh khẳng định dương tính với SARS-CoV-2.

Chi tiết ca mắc COVID-19 hôm nay ở các tỉnh, thànhChi tiết ca mắc COVID-19 hôm nay ở các tỉnh, thành

SKĐS - Danh sách chi tiết từ số liệu chính thức của Bộ Y tế về các ca mắc mới COVID-19, ca tử vong hôm nay ở tất cả 63 tỉnh, thành trên cả nước. Cập nhật hàng ngày trên Báo Sức khỏe & Đời sống

Tối 23/11, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, vừa ghi nhận thêm 159 trường hợp có kết quả khẳng định dương tính với SARS-CoV-2.

Trong 159 ca mắc mới này, phát hiện tại khu cách ly 21 ca, khu phong tỏa 6 ca, chốt kiểm soát 1 ca, F1 đang cách ly 37 ca, F2 đang cách ly tại nhà 1 ca và tại cộng đồng 93 ca.

Các ca mắc COVID-19 này đều có địa chỉ nơi ở chủ yếu tại TP Huế và một số huyện, thị xã trên địa bàn. Như vậy, đây là ngày Thừa Thiên Huế ghi nhận số ca mắc trong một ngày cao nhất từ trước tới nay.

Theo Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Thừa Thiên Huế, toàn tỉnh hiện có 2555 ca F0. Hiện đang điều trị 1085 ca, đã được điều trị khỏi 1465 ca và có 5 ca tử vong. Người thuộc diện F1 đang cách ly tập trung là 589, F1 cách ly tại nhà là 3855 và F2 cách ly tại nhà là 2359.

Thừa Thiên Huế ghi nhận số ca mắc trong một ngày cao nhất từ trước tới nay - Ảnh 2.

Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm test nhanh.

Tại công điện khẩn về công tác phòng, chống dịch COVID-19 do ông Lê Trường Lưu - Bí thư Tỉnh ủy ký ban hành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế yêu cầu cấp ủy, chính quyền địa phương tập trung chỉ đạo các xã, phường, thị trấn bám sát tình hình diễn biến ở cơ sở. Huy động lực lượng tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tại địa phương.

Nắm chắc các quy trình, biện pháp, hướng dẫn phòng, chống dịch của Ban Chỉ đạo COVID-19 tỉnh, Sở Y tế để triển khai đồng bộ. Đồng thời, chủ động, tích cực phối hợp với ngành y tế đẩy nhanh tiến độ tiêm phòng vắc xin, nhất là bảo đảm các điều kiện để tiêm phòng vắc xin cho học sinh; sẵn sàng kích hoạt các trạm y tế lưu động để phục vụ điều trị F0.

Bên cạnh đó, các cơ quan, đơn vị, địa phương, người dân chủ động tầm soát, xét nghiệm để kịp thời phát hiện, kiểm soát nguồn lây. Đánh giá, dự báo thường xuyên; rà soát toàn bộ các quy trình phòng, chống dịch để triển khai các biện pháp thích hợp. Phát huy vai trò, trách nhiệm, năng lực của các lực lượng tại cơ sở, nhất là công an cấp xã, các tổ phòng, chống dịch cộng đồng, cán bộ thôn, xã…

Công điện cũng nêu rõ, Bí thư cấp ủy, Chủ tịch UBND các cấp, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm trước Ban Thường vụ Tỉnh ủy nếu để xảy ra vi phạm quy định về phòng, chống dịch.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Nhận biết yếu tố nguy cơ và dấu hiệu bệnh gút.

 


Hoàng Dũng
Ý kiến của bạn