Hà Nội

Thừa kẽm cũng dễ mắc bệnh

20-03-2020 12:22 | Thông tin dược học
google news

SKĐS - Kẽm là nguyên tố vi lượng thiết yếu và quan trọng cho chức năng tế bào, bao gồm sự phát triển, chỉnh sửa, phân chia, sự khác biệt và kích hoạt tế bào. Sự thành công của kẽm nằm ở khả năng kháng virus và các đặc tính thúc đẩy miễn dịch, các lợi ích chữa bệnh và rất quan trọng cho cơ thể người vượt xa khỏi cuộc chiến chống lạnh theo mùa..

Vai trò của kẽm đối với cơ thể

Kẽm là một thành phần sống còn của chức năng miễn dịch khỏe mạnh cũng như sự phát triển và tăng trưởng phù hợp. Các chức năng cơ thể quan trọng như đông máu, chức năng tuyến giáp, tiêu hóa chất đạm hợp lý và cân bằng lượng đường trong máu, tất cả đều dựa trên sự ổn định lượng kẽm. Kẽm cũng rất cần thiết cho việc làm sạch gan, sửa chữa tế bào và nạp ôxy cho cơ thể. Lượng kẽm tập trung cao nhất trong cơ, xương, mắt, lông, da, tuyến tiền liệt, tuyến tụy, gan và thận.

Kẽm hỗ trợ phát triển và tăng trưởng thích hợp: Kẽm rất cần thiết cho sự phát triển phù hợp của hệ thống cấu trúc, các cơ quan sinh sản và nhận thức. Kẽm đóng một vai trò quan trọng trong chức năng tuyến tiền liệt, nếu thiếu hụt yếu tố sống còn này thì sẽ dẫn đến trục trặc sinh sản nam giới và các vấn đề tuyến tiền liệt. Nếu thiếu hụt kẽm thì sẽ dẫn đến các triệu chứng bệnh tật, chẳng hạn như: viêm tuyến tiền liệt, ung thư tuyến tiền liệt, các vấn đề vô sinh và các vấn đề liên quan đến hormon như testosterone thấp.

Duy trì và phục hồi sức khỏe lông, da và mắt: Thiếu kẽm có thể liên quan trực tiếp đến các vấn đề da như: mụn trứng cá, chàm, viêm da, bệnh vẩy nến, nhọt và giãn tĩnh mạch. Bổ sung kẽm trong một số trường hợp có thể giảm bớt một số chứng rối loạn da. Kẽm rất cần thiết cho việc hình thành collagen, vì thế nếu đủ lượng kẽm thì có thể giúp duy trì hay phục hồi sức khỏe da, lông/tóc và móng tay/chân. Thực vậy, những bợt trắng nhỏ trên móng tay/chân là dấu hiệu của thiếu kẽm.

Kẽm rất quan trọng cho thị lực tốt, nó biểu hiện ở việc tập trung cao kẽm được tìm thấy trong các mô mắt, đặc biệt là võng mạc. Nếu mức độ kẽm thích hợp có thể giúp bảo vệ chống lại bệnh thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi tác (AMD), là nguyên nhân hàng đầu khiến mất thị lực.

Tăng  cường miễn dịch và cải thiện chữa lành vết thương: Vai trò tích cực của kẽm trong chức năng tế bào bao gồm việc kích hoạt tế bào T tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể. Việc bổ sung kẽm bằng đường uống hoặc bôi ngoài da có khả năng làm đẩy nhanh tốc độ chữa bệnh và rút ngắn thời gian phục hồi chấn thương và bệnh tật.

Thừa kẽm cũng dễ mắc bệnhChỉ bổ sung kẽm bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Cần bổ sung kẽm như thế nào?

Nguồn vitamin và khoáng chất tốt nhất để bổ sung cho cơ thể luôn là thực phẩm. Danh sách phong phú các loại thực phẩm tập trung cao lượng kẽm như: sò/hàu, các loại đậu (đậu lăng, đậu Hòa Lan, đậu Lima, đậu ván...);  các loại thịt động vật: thịt bò, cừu và gia cầm; cá, trứng cá; các loại quả hạt (hạnh nhân, hạt điều, óc chó, quả hồ đào và hạt dẻ Brazil), các loại hạt (hạt bí, hạt mè và hạt hướng dương), men bia, rong biển; kiều mạch, quinoa, măng tây...

Ở dạng bổ sung kẽm, kẽm chelate có khả năng hấp thụ cao và hiệu quả, kẽm sulfate rất phổ biến trong việc trị nhiều chứng bệnh và kẽm oxid dùng để trị các chứng bệnh về da và vết thương.

Tiêu chuẩn tiếp cận và dùng các nguồn thực phẩm thế giới (RDA) chỉ định việc dùng các loại vitamin và khoáng chất dựa trên giới tính, độ tuổi và các nhân tố khác như mang thai, bệnh tật hoặc tình trạng sức khỏe tổng quát. Do đó, việc bổ sung kẽm như thế nào, hàm lượng bao nhiêu... thì cần được tư vấn bởi bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng. Bởi nếu dư thừa kẽm cũng có thể gây ra một số triệu chứng: Đau bụng và tiêu chảy, buồn nôn, thay đổi vị giác, dễ nhiễm bệnh... Mặc dù kẽm là loại khoáng chất giúp tăng cường hệ miễn dịch, nhưng quá nhiều sẽ gây phản tác dụng, gây rối loạn trong phản ứng miễn dịch... cũng khiến cơ thể dễ mắc bệnh.


DS. Ngọc Thịnh
Ý kiến của bạn