1. Tăng canxi huyết
Tăng canxi huyết là tình trạng có quá nhiều canxi trong máu. Điều này có thể xảy ra do hoạt động bất thường của tuyến cận giáp - tuyến kiểm soát lượng canxi trong máu. Xét nghiệm hormon tuyến cận giáp cần thực hiện để đánh giá tình trạng.
2. Hình thành Apatit
Khi lượng canxi tăng trong cơ thể, nó sẽ liên kết với phosphat để hình thành apatit, hay canxi phosphat. Apatit là một trong những chất rắn nhất khiến cho xương trở nên cứng, giòn và dễ gãy.
3. Giảm hấp thu magiê
Rất ít người biết rằng giới hạn tối đa của lượng canxi ăn vào là không quá 2500mg. Bổ sung quá nhiều canxi để sức khỏe xương tốt hơn thường dẫn tới giảm hấp thu magiê, cuối cùng lại rất hại cho xương.
4. Vôi hóa xương
Một số người thậm chí có thể bổ sung canxi nhiều gấp 5 lần lượng canxi cần thiết cho xương. Điều này có thể gây vôi hóa xương. Thông thường, đây là bệnh di truyền, trong đó trạng thái cân bằng giữa tạo xương mới và tiêu xương cũ bị xáo trộn. Quá trình tiêu xương cũ không thể thực hiện đúng cách và do vậy xương trở nên cứng hơn, kém linh hoạt hơn và dễ bị gãy.
5. Gãy xương do thiếu vitamin D
Thiếu vitamin D có thể làm trầm trọng thêm tình trạng, vì thiếu loại vitamin này không cho phép hấp thu tốt canxi. Điều này gây ra tình trạng mềm xương và kết quả là dẫn đến còi xương. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng hấp thu canxi mà không bổ sung vitamin D làm tăng nguy cơ gãy xương ở phụ nữ, đặc biệt là gãy cổ xương đùi.
6. Đau trong khớp
Dư thừa canxi trong cơ thể có thể gây ra nhiều rối loạn khác trong hệ xương như đau xương và khớp, giảm chiều cao, biến dạng cột sống và gù.
7. Tổn thương não
Dư thừa canxi trong cơ thể cũng có thể gây sỏi thận và tổn thương não. Vì vậy, tốt nhất là chỉ bổ sung lượng canxi cần thiết kèm theo vitamin D.