Từ xa xưa, người dân tộc Mông đã biết chế tạo một loại cù quay bằng gỗ cứng cùng với một sợi dây làm bằng vỏ cây lanh (đay) tết lại với nhau dài khoảng 1m. Chiếc cù được các chàng trai gọt đẽo tỉ mỉ, tròn, một đầu cắt bằng phẳng, đầu còn lại được đẽo nhọn, có gắn đinh làm chân quay. Sợi dây có một đầu được buộc vào một cây que dài khoảng 0,5m.
Thú vị trò chơi đánh cù của người Mông.
Vào những ngày lễ tết, đồng bào Mông ở các tỉnh miền núi thường có một trò chơi độc đáo - đánh cù.
Với trò chơi này, từ thanh niên đến thiếu nhi có thể chơi cả ngày trên các sân bãi quanh xóm.
Một bộ cù gồm một sợi dây dài chừng hai mét gắn cố định một đầu vào thanh gỗ nhỏ dài chừng 0,5m và một con cù đẽo hình đầu đạn, bán kính 3-5cm, làm bằng gỗ tốt, cứng, nặng (thường là gỗ trai).
Trò này, người Mông gọi là Đàu Ta lái (chơi quay, hay chơi cù).
Điều thú vị nhất của cuộc chơi chính là việc thả cù và đánh cù diễn ra qua ba vòng. Vòng thứ nhất thả cù cách vạch ném chỉ chừng 3m, vòng thứ hai thả cù cách vạch 10m, vòng thứ 3, cù thả cách vạch ném đến 20m. Vòng ném thứ ba bao giờ cũng là vòng thử thách nhất, và sự khéo léo, mạnh khỏe của người đàn ông Mông được chứng tỏ chính là ở vòng này. Khi đội thả cù đã thả xong, tất cả đứng dạt ra nhìn những con cù đang quay tít trong mảnh đất rộng, mọi ánh mắt của cổ động viên của khán giả, của những cô gái mười tám, đôi mươi dồn cả vào những cánh tay chắc nịch phía đội đánh cù.
Những chàng trai thoăn thoắt quấn cù, chạy đà,...
...vung tay thả cù, giật que đánh con cù thật mạnh, thật xa. Chỉ vài con cù trúng đích, khiến cù đối thủ văng xa mới được tung hô, cả người chơi lẫn khán giả đều thích thú, hả hê cười.
Thông thường, chơi cù là một trò chơi tập thể, người chơi phân ra làm hai nhóm, mỗi nhóm từ 1 đến 2 người hoặc nhiều hơn nhưng không quá 04 người mỗi bên.
Trước khi vào cuộc chơi, hai bên cùng đồng thời văng mạnh cù của mình xuống đất để chọn bên thắng bên thua; bên thua cù quay dừng trước cù của đối phương. Khi chọn được bên thua thì bên thua phải văng cù của mình xuống cho bên thắng bắt đầu đánh cù, rồi lần lượt bên thua cho cù quay trước để từng người bên nhóm thắng dùng cù văng đập chiếc cù đang quay của đối phương dưới đất. Nếu cù của người nào dừng quay trước thì cù của người đó thua, và cứ như vậy lần lượt hết số người trong nhóm, nếu thắng được đối phương thì đảo lại cho nhóm thứ nhất xuống cù trước...
Trò chơi dân gian đánh cù yêu cầu trước tiên người chơi phải có sức khỏe, tinh mắt và phải tính toán nhanh, chuẩn xác mới đánh trúng cù đang quay di chuyển vị trí liên tục của đối phương dưới mặt đất.
Mặc dù trò chơi dân gian đánh cù có chứa đựng những yếu tố giao thoa giữa nhiều các dân tộc khác nhau, nhưng trò chơi đánh cù của thanh niên Mông có đậm chất thể thao hơn và phản ánh tính sinh hoạt của cộng đồng.
Thông qua trò chơi, mọi người gần gũi nhau hơn, cùng nhau tranh tài bằng sự khéo léo từ đôi bàn tay chai sạn của những chàng trai.