Hà Nội

Thủ tướng: Tuyệt đối không chủ quan lơ là trong chống dịch COVID-19; Không để thiếu thuốc, sinh phẩm, vật tư y tế

13-09-2022 15:13 | Y tế

SKĐS - Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khắc phục bằng được, sớm chấm dứt tình trạng thiếu thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế; đồng thời biểu dương các tỉnh, thành có tỷ lệ tiêm vaccine COVID-19 cao, các tỉnh, thành có tỉ lệ tiêm thấp nghiêm túc rà soát, làm rõ nguyên nhân..., khẩn trương có biện pháp khắc phục.

Thủ tướng: Sớm khắc phục tình trạng thiếu thuốc, đẩy nhanh tiêm chủng vaccine COVID-19Thủ tướng: Sớm khắc phục tình trạng thiếu thuốc, đẩy nhanh tiêm chủng vaccine COVID-19

SKĐS - Chủ trì phiên họp thứ 17 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị tập trung thảo luận về tình hình và các nhiệm vụ, giải pháp để đẩy nhanh hơn nữa công tác tiêm chủng vaccine hiện vẫn chưa đạt mục tiêu đề ra; khắc phục tình trạng thiếu thuốc...

Sáng 13/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 (Ban Chỉ đạo) chủ trì phiên họp thứ 17 của Ban Chỉ đạo. Phiên họp được tổ chức trực tuyến giữa đầu cầu Chính phủ với 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Có tâm lý chủ quan, lơ là trước dịch bệnh COVID-19

Tại phiên họp, các thành viên Ban Chỉ đạo, lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương và lãnh đạo các địa phương thảo luận, phân tích kết quả, tình hình phòng, chống dịch COVID-19, nhất là việc tiêm vaccine. Trong đó, các đại biểu thừa nhận có tâm lý chủ quan, lơ là, mất cảnh giác của một bộ phận người dân trước dịch bệnh nên chưa chủ động tiêm vaccine  phòng, chống COVID-19; một số cơ sở chưa quyết liệt trong vận động người dân và có phương pháp khắc phục tình trạng này.

Đối với tình trạng thiếu thuốc, sinh phẩm, thiết bị y tế phòng, chống dịch và khám, chữa bệnh, hiện đang được các địa phương vận dụng sáng tạo các quy định để có thuốc phục vụ khám, chữa bệnh cho người dân. Tuy nhiên đề nghị Bộ Y tế, các bộ Tài Chính, Kế hoạch và Đầu tư có hướng dẫn rõ hơn, tạo hành lang pháp lý để các địa phương tổ chức đấu thầu thuốc, vật tư y tế phục vụ khám, chữa bệnh cho nhân dân đảm bảo kịp thời, đúng quy định.

Thủ tướng: Khắc phục bằng được, sớm chấm dứt tình trạng thiếu thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế  - Ảnh 2.

Thủ tướng yêu cầu tiếp tục quán triệt mục tiêu đặt tính mạng, sức khỏe người dân lên trên hết, trước hết; người dân là trung tâm, là chủ thể trong phòng, chống dịch; phòng dịch từ sớm, từ xa, từ cơ sở; đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng để tiêm vaccine.... Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Lãnh đạo các địa phương đề nghị bổ sung các đối tượng như nhân viên giáo dục... vào diện được hỗ trợ do bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19; xem xét, sửa đổi quy định về liên doanh, liên kết trong khám, chữa bệnh để khơi thông những bất cập, khó khăn, ách tắc, đưa các thiết bị, dịch vụ khám, chữa bệnh chất lượng cao vào vận hành khám, chữa bệnh cho người dân.

Các bộ, ngành liên quan phát biểu, làm rõ những khó khăn, vướng mắc và hướng phối hợp, xử lý những vướng mắc để công tác phòng, chống dịch nói chung và khám, chữa bệnh được thuận lợi, đạt hiệu quả cao. Các đại biểu đánh giá cao vai trò công tác truyền thông; cho rằng đây là một trong những nhiệm vụ cần thực hiện để toàn xã hội hiểu, ủng hộ, thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch.

Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến nhận định chúng ta vẫn kiểm soát được dịch bệnh theo Nghị quyết 128 của Chính phủ, tạo điều kiện cho phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội đạt nhiều kết quả tích cực. Ông nhất trí cao với yêu cầu của Thủ tướng về tiếp tục đẩy mạnh tiêm vaccine – đây là biện pháp hiệu quả nhất, vũ khí quan trọng nhất để phòng, chống dịch, tăng cường truyền thông, vận động người dân tiêm vaccine và thực hiện các biện pháp phòng chống dịch, tuyệt đối không chủ quan, lơ là.

Các tỉnh, thành có tỉ lệ tiêm chủng vaccine COVID-19 thấp nghiêm túc rà soát, làm rõ nguyên nhân, kiểm điểm trách nhiệm 

Phát biểu kết luận phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh trong 8 tháng qua, chúng ta đã đạt kết quả khá toàn diện trên các lĩnh vực là nhờ sự lãnh đạo đúng đắn, sâu sát, kịp thời của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, trực tiếp, thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; sự đồng hành, hỗ trợ, phối hợp chặt chẽ của Quốc hội, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị; sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm của Chính phủ, các cấp, các ngành, các địa phương; sự đồng tình, ủng hộ và tham gia tích cực của cộng đồng doanh nghiệp, nhân dân cả nước; sự hỗ trợ, giúp đỡ hiệu quả của bạn bè quốc tế. 

Trong các thành tựu chung của đất nước, có đóng góp của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 các cấp.

Thủ tướng đánh giá dịch bệnh vẫn được kiểm soát nhưng tình hình vẫn diễn biến phức tạp, khó lường do virus liên tục thích ứng, tiến hóa với các biến chủng mới, hiệu lực bảo vệ của vaccine suy giảm theo thời gian, các điều kiện để virus phát triển như thời tiết, khí hậu tiếp tục có nhiều thay đổi… 

Các loại dịch bệnh mới phát sinh, các bệnh thông thường, dịch bệnh theo mùa… gây nguy cơ dịch chồng dịch. Trong khi đó, sau khi dịch bệnh được kiểm soát, đã xuất hiện tâm lý lơ là, chủ quan với dịch bệnh.

Thủ tướng: Khắc phục bằng được, sớm chấm dứt tình trạng thiếu thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế  - Ảnh 3.

Thủ tướng Phạm Minh Chính – Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 chủ trì Phiên họp lần thứ 17 của Ban Chỉ đạo Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Đặc biệt nhấn mạnh yêu cầu tiêm vaccine theo tinh thần phòng bệnh hơn chữa bệnh, Thủ tướng yêu cầu phải quán triệt, thấm nhuần, tuyệt đối không được quên "bài học xương máu" khi chúng ta chưa tiếp cận được vaccine do vaccine khan hiếm trên toàn cầu, chưa có nhiều kinh nghiệm phòng, chống dịch, năng lực y tế hạn chế, chúng ta buộc phải dùng các biện pháp hành chính để chống dịch, vừa lúng túng, bị động, vất vả, vừa nhiều mất mát, hy sinh, vừa ảnh hưởng tới các hoạt động kinh tế, xã hội.

Thủ tướng yêu cầu tiếp tục quán triệt mục tiêu đặt tính mạng, sức khỏe người dân lên trên hết, trước hết; người dân là trung tâm, là chủ thể trong phòng, chống dịch; phòng dịch từ sớm, từ xa, từ cơ sở; đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng để tiêm vaccine; thực hiện đồng bộ các giải pháp để bảo đảm an ninh, trật tự an toàn, an sinh xã hội, phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Thủ tướng giao Bộ Y tế bám sát tình hình, rà soát, cập nhật các biện pháp phòng, chống dịch, tăng cường kiểm tra, đôn đốc công tác phòng chống dịch, tinh thần là không để dịch bùng phát trở lại, cơ quan, đơn vị nào để dịch bùng phát trở lại do nguyên nhân chủ quan thì phải chịu trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước và nhân dân về những chủ quan, sơ hở, yếu kém của mình.

Bộ Y tế tiếp tục rà soát, tập trung chỉ đạo thực hiện quyết liệt việc tiêm vaccine bảo đảm an toàn, khoa học, hiệu quả; cùng các cơ quan đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân tích cực tham gia tiêm vaccine; khẩn trương nghiên cứu, đề xuất sửa đổi quy định về tiêm chủng để bảo vệ sức khỏe, tính mạng người dân trên tinh thần bám sát thực tiễn, tôn trọng thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo.

Thủ tướng ghi nhận, biểu dương các địa phương có tỉ lệ tiêm cao và nhắc nhở các địa phương có tỉ lệ tiêm chủng thấp theo số liệu cập nhật đến hiện nay, đồng thời giao Bộ Y tế, Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông, các địa phương, các cơ quan, đơn vị liên quan chuẩn hóa số liệu về tiêm chủng vaccine trên nền tảng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Theo đó, Thủ tướng biểu dương các địa phương: Nghệ An, Bắc Giang, Thanh Hóa, Bến Tre, Quảng Ninh (đạt tỷ lệ tiêm mũi 3 cho người từ 18 tuổi trở lên cao nhất); Tiền Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu, Quảng Bình, Điện Biên, Bắc Cạn (đạt tỷ lệ tiêm mũi 4 cao nhất); Bắc Giang, Sóc Trăng, Quảng Ninh, Kon Tum, Lâm Đồng (đạt tỷ lệ tiêm mũi 3 cho trẻ từ 12 - dưới 18 tuổi cao nhất); Sóc Trăng, Bắc Giang, Hậu Giang, Cà Mau, Vĩnh Long (đạt tỷ lệ tiêm mũi 2 cho cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi cao nhất).

Đồng thời, Thủ tướng nêu rõ và yêu cầu các tỉnh, thành phố có tỉ lệ tiêm chủng thấp nghiêm túc rà soát, làm rõ nguyên nhân, kiểm điểm trách nhiệm trong việc chưa hoàn thành việc tiêm vaccine, khẩn trương có biện pháp khắc phục.

Thủ tướng: Khắc phục bằng được, sớm chấm dứt tình trạng thiếu thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế  - Ảnh 4.

Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan báo cáo tại phiên họp thứ 17 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Khắc phục bằng được, sớm chấm dứt tình trạng thiếu thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế

Thủ tướng giao Bộ Y tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, UBND tỉnh, thành phố tiếp tục chỉ đạo bảo đảm đủ thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế, thực hiện nghiêm các nhiệm vụ, giải pháp theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 778/CĐ-TTg ngày 5/9/2022, khắc phục bằng được, sớm chấm dứt tình trạng thiếu thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế cho hoạt động khám chữa bệnh, đặc biệt là cho phòng, chống dịch COVID-19, sẵn sàng cho trường hợp dịch diễn biến phức tạp.

Bộ Y tế khẩn trương tiếp thu ý kiến các thành viên Chính phủ, hoàn chỉnh và trình ban hành Nghị quyết của Chính phủ về bảo đảm thuốc, trang thiết bị, thanh toán chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế. Đồng thời, các bộ, ngành, địa phương phát huy tinh thần trách nhiệm cao nhất của các tổ chức, cá nhân trong công việc đấu thầu, mua sắm thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế.

Các Bộ: Y tế, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính khẩn trương tháo gỡ các vướng mắc thể chế về đấu thầu, mua sắm, nhất là về đấu thầu, mua sắm tập trung, sửa đổi ngay các thông tư để tạo hành lang pháp lý thuận lợi, rõ ràng, minh bạch cho việc mua sắm. Đồng thời, kiên quyết phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí trong công tác này.

Bộ Y tế chỉ đạo, hướng dẫn; UBND tỉnh, thành phố khẩn trương rà soát, kiện toàn, nâng cao năng lực y tế cơ sở, y tế dự phòng trên địa bàn, sẵn sàng nhân lực, vật tư bảo đảm ứng phó kịp thời, tại chỗ, sẵn sàng cho mọi tình huống dịch bệnh có thể xảy ra.

Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngành giáo dục phối hợp chặt chẽ với ngành y tế chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để chủ động phòng, chống và ứng phó hiệu quả với dịch bệnh; đẩy mạnh hơn nữa công tác tiêm vaccine để hoàn thành kế hoạch tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em, học sinh; triển khai các giải pháp bảo đảm an toàn trường học.

Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội phối hợp với các cơ quan, địa phương rà soát, quyết liệt triển khai các chế độ, chính sách hỗ trợ các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, quyết không bỏ sót lọt đối tượng nào, nhất là những người khó khăn, người yếu thế và đặc biệt là các cháu mồ côi do dịch bệnh. "Đất nước còn khó khăn nhưng chúng ta vẫn dành ngân sách để lo cho người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, có tiền mà không tiêu được là có lỗi với dân"- Thủ tướng nêu rõ.

Thủ tướng: Khắc phục bằng được, sớm chấm dứt tình trạng thiếu thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế  - Ảnh 6.

Phiên họp Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 được tổ chức trực tuyến giữa đầu cầu Chính phủ với 63 tỉnh, thành phố . Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Để thúc đẩy mạnh hơn nữa phục hồi và phát triển du lịch – ngành kinh tế mũi nhọn, Thủ tướng yêu cầu vừa làm tốt công tác phòng, chống dịch trong ngành du lịch, vừa làm tốt công tác xúc tiến, quảng bá, vừa nghiên cứu chính sách cấp thị thực nhập cảnh phù hợp theo hướng mở rộng hơn để thu hút du khách quốc tế cùng các biện pháp quản lý hiệu quả.

Dịch COVID-19 khó lường, nhiều nơi tiêm vaccine mũi 3-4, tiêm cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi thấp hơn tỷ lệ chung cả nướcDịch COVID-19 khó lường, nhiều nơi tiêm vaccine mũi 3-4, tiêm cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi thấp hơn tỷ lệ chung cả nước

SKĐS - Tổ chức Y tế thế giới đánh giá thế giới vẫn trong giai đoạn đại dịch COVID-19 và chiến lược tiêm vaccine COVID-19 vẫn hết sức quan trọng, tuy nhiên bên cạnh một số tỉnh, thành tiêm nhanh, vẫn còn nhiều địa phương tiêm rất chậm, thấp hơn nhiều tỷ lệ chung của cả nước.

Thái Bình
Ý kiến của bạn