Thu thuế tiền gửi tiết kiệm không có lợi cho ai

19-02-2025 10:09 | Xã hội
google news

SKĐS - Theo chuyên gia, có nhiều lý do không nên thu thuế thu nhập cá nhân từ tiền lãi do ngân hàng trả cho người gửi tiền do lãi tiền gửi thấp trong khi lạm phát còn cao, lãi suất thực dương thấp, số tiền gửi đó đã phải đóng thuế rồi...

Tái diễn chiêu trò lừa đảo giả mạo ứng dụng ThuếTái diễn chiêu trò lừa đảo giả mạo ứng dụng Thuế

Cục Thuế TP Hồ Chí Minh thông tin, thời gian qua, có tình trạng một số đối tượng lừa đảo bằng hình thức gọi điện thoại, gửi tin nhắn đến người nộp thuế, tự xưng là công chức thuế tại các chi cục thuế, đề nghị cài đặt các ứng dụng của ngành Thuế.

Tranh cãi về thu thuế tiền gửi tiết kiệm

Bài toán đánh thuế thu nhập từ lãi tiền gửi tiết kiệm một lần nữa trỗi dậy khi UBND TP Cần Thơ góp ý dự thảo đề nghị xây dựng Luật Thuế Thu nhập cá nhân (thay thế) do Bộ Tài chính chủ trì. Theo đó, địa phương này kiến nghị chỉ nên miễn thuế TNCN với các khoản lãi tiền gửi có quy mô nhỏ, còn lãi suất tiền gửi lớn thì cần đưa vào diện chịu thuế.

Điều đáng nói, ý tưởng đánh thuế với lãi tiền gửi tiết kiệm không phải lần đầu xuất hiện. Trước đây, năm 2013 và năm 2017, từng có một số đề xuất tương tự. Thời điểm đó, các ý kiến cho rằng nếu khoản lãi lên tới hàng trăm triệu hay tiền tỷ mỗi năm thì nên được coi là một kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản, và vì vậy không nên miễn thuế.

Thu thuế tiền gửi tiết kiệm không có lợi cho ai- Ảnh 2.

Nhiều ý kiến phản đối đề xuất đánh thuế tiền gửi tiết kiệm.

Hiện nay, cá nhân có lãi tiền gửi từ tổ chức tín dụng, ngân hàng nước ngoài đang được miễn thuế. Các khoản này bao gồm tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn, chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu… Trong khi đó, theo quy định hiện hành, chỉ doanh nghiệp có lãi tiền gửi mới phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.

Bình luận về đề xuất thu thuế TNCN với lãi tiền gửi, chuyên gia tài chính, PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh, giảng viên cao cấp Học viện Tài chính cho biết, từ hơn 10 năm trước đã có một số ý kiến đề xuất đánh thuế TNCN với các khoản lãi tiết kiệm của cá nhân. Tuy nhiên, đề xuất này sau đó bị bác bỏ. Cá nhân ông bày tỏ sự ngạc nhiên khi một lần nữa đề xuất này gần đây được xới lại.

"Năm 2011 cũng đã có một số ý kiến đề xuất đánh thuế đối với tiền gửi tiết kiệm của các cá nhân tại ngân hàng. Chúng tôi cũng đã có phản hồi thực tế việc này là chưa cần thiết và cũng không thúc đẩy được tăng trưởng kinh tế", PGS-TS. Đinh Trọng Thịnh nói.

Theo chuyên gia, có nhiều lý do không nên đánh thuế TNCN từ tiền lãi do ngân hàng trả cho người gửi tiền. Thứ nhất, lãi suất tiền gửi ngân hàng đang rất thấp. Nếu gửi tiết kiệm 100 triệu đồng vào ngân hàng, mỗi năm người gửi sẽ nhận được khoảng 6 triệu đồng tiền lãi. Với mức lãi suất như vậy, nguồn thu thuế từ lãi tiền gửi không quá lớn.

Thứ hai, để có được 100 triệu đồng gửi ngân hàng, người dân đã phải hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ thuế với Nhà nước. Với số tiền tích luỹ được để gửi vào ngân hàng như hiện nay, nếu tính đến yếu tố lạm phát, số tiền lãi nhận được của người gửi thực chất không còn được bao nhiêu.

"Việc người dân gửi tiền là yếu tố quan trọng giúp các ngân hàng huy động nguồn lực để cho vay đối với nền kinh tế. Nếu người dân không gửi tiền thì ngân hàng lấy đâu ra tiền để cho vay? Rõ ràng việc đánh thuế tiền gửi của người dân là không "bõ" và cũng không đáng", ông Thịnh nói.

Bên cạnh đó, lạm phát còn cao nên mức lãi suất thực dương hiện thấp. Những năm gần đây, lạm phát vào khoảng 4%, lãi suất tiết kiệm ở kỳ hạn dài 12 tháng vào khoảng 6%/năm, lãi suất thực dương vào khoảng 2%, không lớn. Chưa kể, người gửi tiền ở các ngân hàng chủ yếu là người lớn tuổi, người về hưu có tiền tích cóp nhiều năm để phòng cơ.

Lo thuế chồng thuế, thiệt thòi cho người gửi tiền

PGS.TS Nguyễn Hữu Huân, Đại học Kinh tế TP.HCM cho rằng, chưa nên tính thuế tiền lãi tiết kiệm thời điểm này. Bởi việc áp thuế tiền gửi tiết kiệm chắc chắn sẽ tác động đến nguồn vốn huy động của các nhà băng. Trong khi đó, các doanh nghiệp đang phụ thuộc vào tín dụng ngân hàng khá nhiều. Để có vốn cho vay, các ngân hàng phải thực hiện huy động vốn từ tổ chức, cá nhân. Mức độ tác động của thuế lên vốn huy động như thế nào phụ thuộc vào thuế suất cũng như cách tính thuế.

"Nếu tính thuế trên số tiền gửi tiết kiệm thì chẳng khác nào đánh thuế 2 lần trên một khoản thu nhập. Bởi người làm công ăn lương sau khi trừ đi thuế, còn dư một phần tiền gửi tiết kiệm mà số tiền này lại tính thuế lần nữa thì không hợp lý. Trong trường hợp chỉ tính thuế trên phần lãi mà ngân hàng trả cho người gửi tiền thì sẽ hợp lý hơn, vì tiền đẻ ra tiền, tạo ra thu nhập thì chịu thuế. Thế nhưng, lúc này lại phải đặt câu hỏi, tiền lãi bao nhiêu mới chịu thuế.

 Ở đây, nếu tính thuế trên lãi thì cũng phải đưa các kênh đầu tư khác vào đối tượng chịu thuế. Chẳng hạn như người bán vàng có tiền lời thì có tính thuế hay không? Trong trường hợp chính sách thuế không đồng bộ giữa các kênh đầu tư thì dòng tiền sẽ chạy từ chỗ này sang chỗ khác", PGS.TS Nguyễn Hữu Huân lưu ý.

Nhìn chung, đa số ý kiến chưa đồng tình với đánh thuế tiền gửi tiết kiệm. Đặc biệt trong bối cảnh mức chiết trừ gia cảnh của luật Thuế TNCN đã lạc hậu rất lâu vẫn chậm trễ sửa đổi thì các đề xuất đánh thuế khiến người nộp thuế cảm thấy bị vắt kiệt.

Theo số liệu thống kê mới nhất vừa được NHNN công bố, tính đến tháng 11/2024, tổng tiền gửi của dân cư tại các ngân hàng đã chính thức vượt 7 triệu tỷ đồng, mức cao nhất từ trước đến nay. Tính tới tháng 11/2024, tiền gửi dân cư tăng 7,16%, tương đương tăng 467.549 tỷ đồng so với cuối năm 2023.

Theo số liệu từ NHNN, lãi suất tiền gửi bằng VND bình quân của NHTM trong nước ở mức 0,1- 0,2%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng; 2,9- 3,8%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng; 4,4-5,0%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng đến 12 tháng; 5,2-6,0%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ trên 12 tháng đến 24 tháng và 6,9-7,2%/năm đối với kỳ hạn trên 24 tháng.

"Nếu được, tôi đồng ý đóng thêm chút thuế, để bác sĩ đi học miễn phí như ngành Sư phạm"'Nếu được, tôi đồng ý đóng thêm chút thuế, để bác sĩ đi học miễn phí như ngành Sư phạm'

SKĐS - Nghe tin học phí nội trú sẽ tăng lên 92 triệu, không biết là học phí cho bác sĩ đa khoa có tăng không, nhưng tôi cũng có chút suy ngẫm về việc này từ lâu rồi, nhưng năm nay khi sắp đi hết hành trình là một bác sĩ nội trú, tôi cũng muốn nói lên một số quan điểm của mình.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Sáng 19/2: Thanh niên xăm trổ đi ôtô đấm tài xế Grab túi bụi trên đường, sự thật phía sau gây sốc


Tô Hội
Ý kiến của bạn