Thủ phủ vàng mã ngoại thành Hà Nội tất bật trước ngày Rằm tháng 7

23-08-2023 15:33 | Xã hội

SKĐS - Những ngày này, người dân ở thôn Phúc Am (xã Duyên Thái, Thường Tín, Hà Nội) đang hối hả sản xuất vàng mã để chuẩn bị phục vụ cho nhu cầu người dân trước dịp lễ Rằm tháng 7.

Thôn Phúc Am (xã Duyên Thái, Thường Tín) là một trong những làng nghề làm hàng mã có từ lâu đời. Người dân trong thôn quanh năm sản xuất đồ mã phân phối đi cả nước, đặc biệt vào dịp Rằm tháng 7 thì bận rộn hơn cả.

Theo người dân trong thôn Phúc Am chia sẻ, hầu hết các hộ gia đình sinh sống trong thôn đều làm nghề hàng mã, chỉ cần sinh ra và lớn lên tại mảnh đất này thì mọi người đều thành thạo từng quy trình làm mã. Vì vậy, nơi đây được ví như "thủ phủ" vàng mã ở ngoại thành Hà Nội.

Hình ảnh thủ phủ vàng mã lớn nhất Hà Nội tất bật trước ngày Rằm tháng 7:

Thủ phủ vàng mã ngoại thành Hà Nội tất bật trước ngày Rằm tháng 7 - Ảnh 1.

Ngay từ cổng làng đi vào, những mô hình ngựa, voi... đan lát bằng tre được người dân xếp gọn hai bên đường. Đây là bộ khung của các sản phẩm vàng mã.

Thủ phủ vàng mã ngoại thành Hà Nội tất bật trước ngày Rằm tháng 7 - Ảnh 2.

Trước kia, làng Phúc Am chủ yếu sản xuất đồ phục vụ cúng tế như hình nhân, các vị tướng, voi, ngựa... Tuy nhiên một vài năm trở lại đây, người dân còn thiết kế cả những mặt hàng như quần áo, mũ, nhà, xe cộ... bằng vàng mã để bắt kịp thị hiếu của người dân.

Thủ phủ vàng mã ngoại thành Hà Nội tất bật trước ngày Rằm tháng 7 - Ảnh 3.

Là người có thâm niên gần 40 năm trong nghề, ông Công (người dân thôn Phúc Am) cho hay: "Người dân tại thôn sản xuất hàng mã quanh năm, nhưng tất bật nhất là dịp Rằm tháng 7. Trước đó khoảng 1 tháng chúng tôi phải huy động nhân lực làm ngày làm đêm để kịp nguồn hàng mà khách đã đặt sẵn".

Thủ phủ vàng mã ngoại thành Hà Nội tất bật trước ngày Rằm tháng 7 - Ảnh 4.

Ông Công cũng cho hay, nghề làm hàng mã tại thôn vẫn giữ được nét truyền thống trước đây, người dân đan lát mô hình thủ công bằng tay, sau đó dán giấy để tạo hình.

Thủ phủ vàng mã ngoại thành Hà Nội tất bật trước ngày Rằm tháng 7 - Ảnh 5.

Hàng mã được người dân sản xuất tỉ mỉ bằng tay nên có độ chắc chắn, tinh xảo và đẹp mắt.

Thủ phủ vàng mã ngoại thành Hà Nội tất bật trước ngày Rằm tháng 7 - Ảnh 6.

Ông Mạnh (thôn Phúc Am) tâm sự, để làm ra một sản phẩm mô hình ngựa như thế này phải mất rất nhiều thời gian, mỗi ngày chỉ làm hoàn thiện được 5 - 7 con ngựa. Do vậy, đối với những đơn đặt hàng lớn, gia đình phải huy động thêm nhiều người làm.

Thủ phủ vàng mã ngoại thành Hà Nội tất bật trước ngày Rằm tháng 7 - Ảnh 7.

Thủ phủ vàng mã ngoại thành Hà Nội tất bật trước ngày Rằm tháng 7 - Ảnh 8.

Theo khảo sát của PV Báo Sức khỏe và Đời sống, các mặt hàng năm nay đều không tăng giá so với năm ngoái, giá dao động từ 70.000 đồng đến 500.000 đồng/con ngựa tùy kích cỡ, màu sắc và độ tinh xảo.

Thủ phủ vàng mã ngoại thành Hà Nội tất bật trước ngày Rằm tháng 7 - Ảnh 9.

Công nhân đang dán giấy từng chi tiết, hoàn thiện những công đoạn cuối cùng của sản phẩm ngựa mã.

Thủ phủ vàng mã ngoại thành Hà Nội tất bật trước ngày Rằm tháng 7 - Ảnh 10.

Sắp đến Rằm tháng 7, khắp các con ngõ tại thôn Phúc Am đâu đâu cũng thấy xe chở hàng mã, tấp nập người mua người bán.

Thủ phủ vàng mã lớn nhất Thủ đô nhộn nhịp trước Rằm tháng 7.

Xem thêm bài viết được quan tâm:

Bài cúng rằm tháng 7 năm 2023 đầy đủ nhất theo văn khấn cổ truyềnBài cúng rằm tháng 7 năm 2023 đầy đủ nhất theo văn khấn cổ truyền

SKĐS - Rằm tháng 7 là một trong những ngày lễ quan trọng của người Việt. Vì vậy, nghi lễ, mâm cỗ và bài cúng Rằm tháng 7 thường được các gia đình chuẩn bị công phu hơn những ngày rằm khác trong năm.



Đan Tâm
Ý kiến của bạn