Thủ phạm lật đổ Đế chế La Mã là… vi khuẩn

16-06-2013 16:00 | Thông tin dược học
google news

Mới đây, tạp chí PLoS Pathogens đăng tải nghiên cứu của ÐH Johannes Gutenberg, Ðức (JGU) phát hiện thấy khuẩn Yersinia pestis (Y. pestis) chính là thủ phạm lật đổ Ðế chế La Mã hùng mạnh cách đây trên 1.500 năm, cướp đi trên 100 triệu sinh mạng, khủng khiếp không khác gì đại dịch Black Death (Cái chết đen) diễn ra sau đó. Tất cả hai đại dịch này đều có chung một kẻ thù, đó là khuẩn Y. pestis.

Mới đây, tạp chí PLoS Pathogens đăng tải nghiên cứu của ÐH Johannes Gutenberg, Ðức (JGU) phát hiện thấy khuẩn Yersinia pestis (Y. pestis) chính là thủ phạm lật đổ Ðế chế La Mã hùng mạnh cách đây trên 1.500 năm, cướp đi trên 100 triệu sinh mạng, khủng khiếp không khác gì đại dịch Black Death (Cái chết đen) diễn ra sau đó. Tất cả hai đại dịch này đều có chung một kẻ thù, đó là khuẩn Y. pestis.

Ðại dịch hạch Justinianic Plague có từ bao giờ ?

Justinianic Plague hay Plague of Justinian là đại dịch kinh hoàng diễn ra từ năm 541-542 sau Công nguyên (SCN) tại Đế quốc La Mã phương Đông (Đế quốc Byzantin), đặc biệt là ở Thủ đô Constantinople. Đây là một trong những dịch bệnh gây nhiễm khuẩn kinh hoàng nhất, lớn nhất trong lịch sử loài người, nhất là châu Á, Bắc Mỹ, Ảrập và châu Âu.

Theo các chuyên gia nghiên cứu về Byzantine, Procopius chính là địa danh đầu tiên nhập khẩu dịch hạch qua cảng biển Pelusium ở gần Suez (Ai Cập) vào năm 541 SCN. Vào giai đoạn đỉnh điểm, mỗi ngày dịch Justinianic Plague giết hại khoảng 10.000 người trong khi đó không ai biết nguyên nhân gây bệnh là gì. Do mức độ thiệt hại vô cùng to lớn nên dân số của Đế quốc La Mã phương Đông vơi đi một cách nhanh chóng. Cuối cùng, dịch Justinianic Plague đã làm cho nhiều vùng đất của Đế quốc La Mã phương Đông rơi vào tay kẻ thù. Vì vậy, Đế quốc La Mã phương Tây nhanh chóng được sáp nhập với Đế quốc La Mã phương Đông kể từ năm 395. Dịch bệnh Justinianic Plague chính là đồng minh giúp cho các nước Ảrập tiến hành thành công nhiều cuộc chiến tranh Byzantine- Arab diễn ra sau đó.

Thủ phạm lật đổ Đế chế La Mã là… vi khuẩn 1
 Hố chôn người bị tử vong trong đại dịch hạch Justinianic Plague.

Cho đến nay, các nhà nghiên cứu lịch sử chưa thống kê chính xác số người thiệt mạng nhưng theo số liệu còn ghi thì có tới 40% số dân của Costanlinople bị thiệt mạng, trung bình mỗi ngày có 5.000 người chết, số người bị dịch hạch Justinianic Plague cướp đi bằng 1/4 số người ở miền Đông Địa Trung Hải. Dịch bệnh Justinianic Plague tiếp tục tồn tại sau 2 thế kỷ nữa mà người ta ước đoán có khoảng 25 triệu người bị chết. Nó chính thức chấm dứt trước thế kỷ thứ 14 sau khi đại dịch Black Death xuất hiện.

Nguyên nhân gây ra đại dịch Justinianic Plague

Sau khi dịch bệnh này chấm dứt, có nhiều giả thiết về nguyên nhân gây bệnh. Có giả thiết cho rằng  do vi khuẩn Y. pestis. Thậm chí có những nghiên cứu hiện đại còn đưa ra giả thiết thủ phạm gây dịch Justinianic Plague liên quan đến loại vũ khí sinh học đầu tiên của nhân loại bởi nó có những đặc điểm giống như bệnh nhân mắc bệnh than hiện nay. Đặc biệt, các nhà khoa học còn phát hiện thấy nguyên nhân gây dịch Justinianic giống như đại dịch Black Death hồi giữa thế kỷ 13 cướp đi 2/3 dân số châu Âu hoặc giống đại dịch có tên Modern Plagua diễn ra thế kỷ 19-20 ở châu Á.

Để giúp dư luận hiểu sâu thêm về nguyên nhân gây dịch Justinianic, trung tuần tháng 5/2013, nhóm các chuyên gia ở ĐH Johannes Gutenburg (JGU) của Đức đã tiến hành nghiên cứu 19 hài cốt thuộc một nghĩa trang trung cổ ở Bavaria (Đức). Đây là những người qua đời trong trận dịch hạch Justinianic Plague cách đây trên 1.500 năm. Sau khi nghiên cứu ADN, các nhà khoa học phát hiện thấy đây là những người đã sống quanh dãy Alps, nay là vùng đất thuộc Bovaria. Nguyên nhân gây bệnh giống với 2 đại dịch là Black Death và Morden Plagua. Qua nghiên cứu răng của những người đã chết vì dịch bệnh, các nhà khoa học đang tiến hành nghiên cứu, tạo ra hệ gen hoàn chỉnh của các dòng khuẩn phát sinh bệnh nhằm hiểu thêm về loại khuẩn này. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) mới đây cảnh báo, sau khi lây lan, khuẩn Y. pestis đã thâm nhập sâu vào nhiều vùng nông thôn, vì vậy đến nay vẫn có tới hàng triệu người bị thiệt mạng vì khuẩn Y. pestis, tuy nhiên, bằng các loại thuốc kháng sinh hiện đại con người đã chế ngự được loại khuẩn này. 

Thủ phạm lật đổ Đế chế La Mã là… vi khuẩn 2
 Vi khuẩn Y. pestis.

Vài nét về khuẩn Yersinia pestis

Y. pestis là một loài vi khuẩn hình que thuộc họ Enterobacteriaceae và khuẩn Y. pestis nó có khả năng lên men đường, tiết ra chất nhờn chống thực bào, hoạt hóa trong môi trường phân lập, nhưng lại bất hoạt hóa trong vật chủ (động vật có vú). Y. pestis được tìm ra vào năm 1894 bởi công của bác sĩ, nhà vi khuẩn học người Pháp Alexandre Yersin trong trận dịch hạch tại Hồng Kông. Yersin là thành viên thuộc trường phái Pasteur. Vi khuẩn này lúc đầu được gọi là Pasteurella pestis,  nhưng sau đó được đặt lại tên theo tên của Yersin. Đặc tính sinh bệnh của khuẩn Y. pestis là do hai kháng nguyên kháng thực bào là F1 và VW, cả hai kháng nguyên này rất cần cho độc tính của vi khuẩn. Độc tính được vi khuẩn sản xuất ra ở 370C, điều này có thể lý giải tại sao một số côn trùng như bọ chét chỉ mang khuẩn không độc tính. Chưa hết, khuẩn Y. pestis sống sót và sản xuất các kháng nguyên F1 và VW ngay bên trong các tế bào máu như bạch cầu đơn nhân mà không có trong bạch cầu đa nhân trung tính. Miễn dịch tự nhiên hay cảm ứng có được là do cơ thể sản xuất kháng thể opsonin đặc hiệu chống lại các kháng nguyên F1 và VW. Hiện nay, có vaccin không hoạt hóa formalin dùng cho người lớn ở mức nguy cơ cao, nhưng hiệu quả thấp, thậm chí có thể gây phản ứng viêm nhiễm trầm trọng. Các thí nghiệm bằng kỹ thuật di truyền để sản xuất vaccin dựa trên các kháng nguyên F1 và VW hiện đang được tiến hành và hy vọng sẽ mang lại nhiều triển vọng.

  Khắc Nam

 (Theo LS, 6/2013)


Ý kiến của bạn