Hà Nội

Thủ phạm không ngờ khiến bé gái 9 tháng suy hô hấp

27-05-2022 16:48 | Camera bệnh viện
google news

SKĐS - Bé gái 9 tháng tuổi bất ngờ khó thở, suy hô hấp, khò khè, rút lõm lồng ngực, sốt, phải nhập viện gấp. Bác sĩ phát hiện dị vật bất thường trong khí quản của bệnh nhi.

Ăn hạt hướng dương và chơi cùng chị, bé gái 9 tháng tuổi bị sặc mà gia đình không đưa đi viện. Sau 1 ngày, trẻ xuất hiện khó thở, suy hô hấp, khò khè, rút lõm lồng ngực, sốt, phải nhập  Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ gấp.

Kết quả chụp cắt lớp vi tính lồng ngực ghi nhận dị vật bất thường trong khí quản của bệnh nhi. 

Trẻ được nội soi phế quản ống mềm cấp cứu dưới gây mê. Qua nội soi, bác sĩ ghi nhận 1 hạt hướng dương còn nguyên vỏ, mắc kẹt ở khí quản. Đây chính là nguyên nhân gây suy hô hấp cho trẻ. 

Các bác sĩ đã gắp thành công hạt hướng dương ra ngoài. Sau thủ thuật, trẻ tiếp tục được theo dõi, điều trị và xuất viện sau 3 ngày.

Theo các bác sĩ, có 3 nhóm đối tượng dễ gặp dị vật đường thở gồm: Trẻ em, nhất là trẻ nam từ 1- 5 tuổi; Người già, đột quỵ não, rối loạn tâm thần, sa sút trí tuệ; Bệnh nhân làm thủ thuật đường hô hấp trên: nhổ răng, cắt amidan, nạo VA.

Thủ phạm không ngờ khiến bé gái 9 tháng suy hô hấp - Ảnh 1.

Dị vật hạt hướng dương được gắp thành công qua nội soi

Về triệu chứng có dị vật đường thở, các bác sĩ cho hay sau khi bị sặc, bệnh nhân thường đột ngột xuất hiện ho sặc sụa, khó thở dữ dội, tím tái, thậm chí suy hô hấp.

Một số trường hợp sau khi bị sặc lại không có triệu chứng hoặc bệnh nhân không nhớ. Sau một thời gian, bệnh nhân xuất hiện các biến chứng như viêm phổi, giãn phế quản, áp xe phổi với các triệu chứng ho khạc đờm, ho ra máu, sốt, khó thở

Cách phòng tránh dị vật đường thở

Đối với trẻ em, các bác sĩ lưu ý người lớn không cho trẻ chơi, ăn hoặc ngậm các đồ vật tròn, nhẵn như thạch, đầu bút bi, viên bi, hạt... Trong khi ăn, không để trẻ chơi đùa, cười...

Đối với người già, phản xạ nuốt, ho khạc kém, gia đình cần chú ý khi cho ăn, tránh sặc, tránh đồ ăn cứng, ăn từ từ, tăng dần. 

Sau khi bị hóc, sặc cần sơ cứu tại chỗ và đưa ngay đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Hóc xương cá hiếm gặp, đâm xuyên amidan ra vùng cổHóc xương cá hiếm gặp, đâm xuyên amidan ra vùng cổ

SKĐS - Trường hợp bệnh nhân Đ. khá hi hữu khi dị vật xuyên qua amidan ra ngoài vùng cổ trong một thời gian dài mà không gây nên áp xe vùng cổ, khi bệnh nhân nuốt có thể các cơ siết họng đã đẩy dị vật di chuyển...


T.Nguyên
Ý kiến của bạn