1. Những nguy cơ tiềm ẩn ít được để ý gây đột quỵ não
- Chứng đau nửa đầu: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người mắc chứng đau nửa đầu, có nguy cơ bị đột quỵ do thiếu máu cục bộ cao hơn. Quản lý chứng đau nửa đầu và tìm kiếm lời khuyên y tế là điều cần thiết cho những người có nguy cơ.
- Ô nhiễm không khí: Có tác động sâu sắc đến sức khỏe tim mạch. Các hạt nhỏ và chất ô nhiễm có thể xâm nhập vào máu, gây viêm và xơ vữa động mạch, cuối cùng làm tăng nguy cơ đột quỵ.
- Trầm cảm và căng thẳng mạn tính: Sức khỏe tâm thần là yếu tố không thể thiếu đối với nguy cơ đột quỵ. Trầm cảm và căng thẳng mạn tính có thể dẫn đến tất cả các yếu tố nguy cơ đột quỵ đã được xác định rõ ràng.
- Tình trạng viêm: Các tình trạng như xơ vữa động mạch, lupus và những người mắc bệnh viêm mạn tính phải quản lý sức khỏe của mình và thực hiện các biện pháp phòng ngừa.
Ngoài ra, ngưng thở khi ngủ có thể dẫn đến thiếu oxy trong não, làm tăng nguy cơ đột quỵ theo thời gian. Giấc ngủ bị gián đoạn và nồng độ oxy thấp có thể góp phần gây tăng huyết áp và các vấn đề về tim mạch khác.
Đột quỵ não có thể đe dọa tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời.
2. Dấu hiệu sớm đột quỵ có thể xuất hiện vào ban đêm
Đột quỵ là một tình trạng y tế có khả năng gây tử vong, phát sinh do sự gián đoạn cung cấp máu lên não. Điều này có thể xảy ra khi mạch máu bị vỡ và chảy máu vào mô não hoặc khi mạch máu bị tắc trong não (cục máu đông). Các tế bào não bắt đầu chết khi lưu lượng máu bị gián đoạn, do không nhận đủ oxy và chất dinh dưỡng.
Một số dấu hiệu nhận biết sớm đột quỵ não:
- Đột ngột yếu hoặc tê ở mặt, cánh tay hoặc chân, đặc biệt là ở một bên cơ thể
- Sự nhầm lẫn đột ngột
- Khó nói hoặc khó hiểu lời nói
- Đột nhiên khó nhìn ở một hoặc cả hai mắt
- Đột ngột gặp khó khăn khi đi lại, giữ thăng bằng hoặc phối hợp
- Đau đầu dữ dội đột ngột mà không rõ nguyên nhân
- Chóng mặt đột ngột
- Mất thăng bằng hoặc phối hợp
- Đau ngực đột ngột, đau phần trên cơ thể
- Đau đầu mạn tính…
Hàng triệu tế bào thần kinh chết đi mỗi phút trước khi nguồn cung cấp máu được phục hồi. Sự mất đi này là vĩnh viễn, do đó, việc nhận biết sớm các triệu chứng là vô cùng quan trọng. Các biện pháp can thiệp kịp thời có thể nhanh chóng khôi phục lưu lượng máu lên não và hạn chế mức độ tổn thương não.
3. Làm gì để phòng ngừa đột quỵ não?
Có thể giảm nguy cơ đột quỵ bằng cách thực hiện những thay đổi lành mạnh. Dưới đây là những bước quan trọng nhất bạn có thể thực hiện để giảm nguy cơ đột quỵ:
- Giữ huyết áp, đường máu, mức cholesterol ở mức bình thường
- Nếu bạn hút thuốc, hãy bỏ thuốc
- Nếu bạn bị bệnh tim, hãy điều trị
- Giữ cân nặng khỏe mạnh
- Hãy hoạt động thể chất thường xuyên
- Ăn uống lành mạnh…
Thực hiện những thay đổi lành mạnh này cũng có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đái tháo đường (yếu tố nguy cơ của đột quỵ.).
Mời độc giả xem thêm video về dấu hiệu nhận biết đột quỵ não:
Quy Tắc BE FAST: Dấu hiệu nhận biết sớm về đợt quỵ | SKĐS