Thử nghiệm này chẩn đoán dựa trên một mã DNA duy nhất có mặt ở tất cả các loại ung thư như ung thư vú, tuyến tiền liệt, ruột và hạch...
Theo đó, các nhà nghiên cứu dựa trên nguyên lý gần như mọi tế bào trong cơ thể con người đều có cùng một ADN, nhưng các nghiên cứu đã phát hiện rằng sự tiến triển của ung thư khiến cho DNA trải qua quá trình lập trình lại. Sự thay đổi này đặc biệt rõ rệt trong mô hình phân bố của một phân tử gọi là nhóm methyl tạo nên DNA. Mô hình methyl của DNA chịu trách nhiệm bật, tắt gene, duy trì chức năng của tế bào. Thay đổi mô hình này cũng là một trong những cách mà các tế bào ung thư điều chỉnh sự gia tăng của chúng. Phân đoạn methyl này đã được nghiên cứu trước đây tuy nhiên hiệu quả của nó chưa được khám phá. Sử dụng kính hiển vi điện tử có độ phân giải cao, các nhà nghiên cứu thấy rằng các đoạn DNA ung thư được xếp thành các cấu trúc ba chiều trong nước khác với DNA từ người không mắc bệnh. Các nhà khoa học đã thử nghiệm biện pháp này để chẩn đoán ung thư vú, tuyến tiền liệt, ruột và ung thư hạch với hơn 200 mẫu mô và máu cho độ chính xác 90%. Đây là một tín hiệu đầy hứa hẹn đối với việc chẩn đoán ung thư để sớm đưa ra liệu pháp điều trị phù hợp ngay từ giai đoạn đầu.