Hai ngôi sao ca nhạc Thu Minh và Thanh Bùi vừa mới thăm châu Phi đông thời chứng kiến nỗ lực bảo tồn tê giác và những tác động của cuộc khủng hoảng săn trộm tê giác ở Nam Phi. Chuyến đi do tổ chức Wilderness Foundation ở thành phố Port Elizabeth tổ chức, đây là một phần của chiến lược giảm thiểu nhu cầu tiêu thụ sừng tê giác trong chương trình bảo tồn Forever Wild- Sáng kiến Bảo vệ tê giác.
Thu Minh và Thanh Bùi sẽ trở về Việt Nam và tham gia chiến dịch “Chấm sứt sử dụng sừng tê” với các hoạt động tăng cường ý thức của người dân về cơn khủng hoảng sừng tê giác. Cùng với các đại sứ thiện chí nổi tiếng khác, hai nghệ sĩ này sẽ cùng đóng góp vào chiến dịch quốc tế của WildAid (Cứu trợ Hoang dã), African Wildlife Foundation (Quỹ Hoang dã Phi Châu) và Trung tâm CHANGE, kêu gọi công chúng thay đổi niềm tin và hành vi để bảo vệ loài tê giác nguy cấp thông qua việc đưa thông điệp trên đài truyền hình, đài phát thanh, các báo tin tức, tạp chí và các biển quảng cáo tấm lớn.
“Tại Việt Nam, chúng ta cần hiểu được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường sống và thiên nhiên hoang dã - những di sản của chính chúng ta.” Ca sỹ Thu Minh khẳng định. Cô cũng nói thêm: “Cả thế giới đang nhìn Việt Nam một cách kinh hãi vì những gì chúng ta đang làm đối với loài tê giác. Điều này cần phải được chấm dứt, vì lợi ích của tê giác và cũng vì danh dự của Việt Nam. Trong những ngày vừa qua, tôi đã được chiêm ngưỡng vẻ đẹp oai phong của tê giác, cũng như được tận mắt thấy những việc rùng rợn mà chúng ta gây nên cho loài vật này.”
Riêng ca sỹ - nhạc sỹ Thanh Bùi khuyến khích công chúng không chi tiền phung phí vào việc giết một con vật vô tội một cách vô ích.
“Tương tự như với vấn nạn buôn bán ma túy, cách tiếp cận tập trung vào các nước sản xuất theo cách truyền thống đã không phát huy hiệu quả - chúng ta cần phải tác động đến nhu cầu nếu muốn cứu những loài động vật này.” Giám đốc Điều hành Tổ chức WildAid, ông Peter Knights cho biết.
“Mặc dù hơn 90% lượng sừng tê bán tại Việt Nam thực chất là sừng trâu hoặc các loại sừng khác, nhưng chỉ cần 10% lượng tiêu thụ đã có thể tác động rất lớn đến sự tồn vong của loài vật này lại vừa không mang lại lợi ích gì cho sức khỏe con người.” Ông Knights nói thêm: “Người dân cần thấy được rằng vấn nạn kinh hoàng này phát sinh từ chính niềm tin hoang đường của mình.”
Báo cáo mới nhất của Bộ Môi trường Nam Phi vừa cho biết bọn săn trộm đã giết chết ít nhất 277 con tê giác tính từ đầu năm đến nay, một sự tương phản quá lớn so với con số 13 cá thể bị giết trong cả năm 2007 và 1.004 trong năm 2013.
“Mục đích của chiến dịch là giảm nhu cầu tiêu thụ và chúng tôi sử dụng những người nổi tiếng, các thông điêp truyền thông công ích, bảng quảng cáo ngoài trời và các clip để truyền tải mục đích này," Giám đốc Điều hành Quỹ Hoang Dã Andrew Muir nói. "Chuyến công du và sự nhiệt tình trong công việc của Thu Minh và Thanh Bùi trong tuần qua sẽ hỗ trợ chúng tôi, trong việc phối hợp với WildAid và các đối tác của họ, sản xuất và tuyên truyền rộng rãi các sản phẩm truyền thông như thế tại Nam Phi và Việt Nam".
“Khi hai ngôi sao này trở về nước và bắt đầu chiến dịch vận động nhân danh loài tê giác, chúng tôi hy vọng dũng khí và lòng trắc ẩn của họ sẽ có thể cảm hóa được người dân Việt Nam, để cho người dân dần dần cũng sẽ đứng về phía tê giác Phi Châu.” Tổng Giám đốc Quỹ Hoang dã Phi Châu – Tiến sĩ Patrick Bergin phát biểu “Giáo dục và nhận thức chính là chìa khóa của vấn đề”.
Wilderness Foundation đang hợp tác với Tổ chức WildAid và các đối tác khác như Tập đoàn Shamwari, Investec Rhino Lifeline, Mantis Collection và Tổ chức Tusk để cùng thực hiện chiến dịch giảm thiểu nhu cầu tiêu thụ này tại Việt Nam và Nam Phi.
Vui lòng ghé thăm website www.wildaidvietnam.org , www.wildaid.org/rhinos , www.awf.org/sayno hoặc trang facebook www.facebook.com/WildAidVietnam để theo dõi thông tin và cùng chúng tôi bảo vệ loài tê giác khỏi nạn tuyệt chủng.
Vợ chồng Thu Minh hạnh phúc bên nhau nhìn mẹ con tê giác.
LiLy (theo Wilderness Foundation)
- Bệnh sởi và những biến chứng
- Nguyên tắc chữa sởi của Hải Thượng Lãn Ông
- Trước nguy cơ bệnh sởi quay trở lại: Chủng ngừa bằng vắc-xin nào?
- Món ăn thuốc cho người bệnh sởi
- Dự phòng và điều trị bệnh sởi thế nào?
- Bệnh sởi, Đông y chữa thế nào?
- Không tiêm phòng sởi, trẻ bị biến chứng viêm phổi suýt chết
- Chủ quan với sởi, nhiều trẻ bị “bỏ quên” tiêm chủng
- Phân biệt sởi và thủy đậu
- Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam thăm bệnh nhân sởi
- Bệnh sởi hoành hành, vì sao?
- Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến thị sát bệnh sởi tại BV Nhi TW