“Người băng” Wim Hof
Con người không thể tồn tại lâu dài nếu không có thức ăn, nước uống, hoặc sống tại môi trường lạnh quá lâu như trên đỉnh Everest hay ở vùng Bắc Cực. Nhưng trường hợp của một người đàn ông Hà Lan, Wim Hof, 53 tuổi, lại là ngoại lệ. Hof đã nhiều lần tự đặt mình vào trong những tình huống nguy hiểm nhưng vẫn sống khỏe một cách ngoạn mục. Nổi tiếng nhất là đợt leo lên đỉnh Everest không mặc gì ngoài một chiếc quần đùi và đôi dép. Tuy chưa lên đến đỉnh cao nhất, nhưng tính mạng Wim Hof vẫn “vô sự” ở mức nhiệt độ lạnh dưới 600C.
Wim Hof, 53 tuổi, đến từ Hà Lan, đã 8 lần lập kỷ lục thế giới về khả năng chịu lạnh, ông được ví như “người băng” của thế kỷ 21. Từng dạo trên Bắc Cực với nhiệt độ âm 200C, lặn sâu dưới băng hơn 80m với bộ đồ bơi bình thường, ngâm mình trong bể chứa đá cao 1,5m trong thời gian là 72 phút. Được biết, Hof tự phát hiện ra khả năng chịu lạnh phi thường của bản thân sau một trò chơi mạo hiểm, chui vào khối nước đá lớn, ngâm trong đó khoảng 30 giây. Lạ thay, khi bước ra ngoài, Hof vẫn thấy cơ thể mình bình thường, không có chút gì thay đổi. Hứng thú, Hof tiếp tục ngâm mình trong khối băng đá thêm 1 phút, 2 phút... rồi đến cả tiếng đồng hồ mà không việc gì. Những ai tận mắt chứng kiến pha biểu diễn của Hof thì không khỏi ngạc nhiên, thán phục. Năm 2002, chỉ mặc bộ đồ bơi, Hof lặn xuống biển băng tại Bắc Cực, đạt một kỷ lục Guinness thế giới cho nội dung bơi trong băng lâu nhất, bơi được đoạn đường dài 80m, gấp đôi chiều dài hồ bơi tiêu chuẩn Olympic. Về kỷ lục ngâm mình trong bể chứa bằng kính Plexi cao 1,5m chứa đầy nước đá, đổ ngập đến tận cằm đã được đông đảo các nhà khoa học chứng kiến. Theo tến sĩ Ken Kamler người giám sát cuộc thi, thì cơ thể Hof phi thường đến mức không thể tưởng tượng nổi, ngồi trong bồn nước đá suốt 1 giờ 12 phút mà vẫn vô sự.
“Người băng” Wim Hof và những kỳ lục đã lập
Đánh giá về những khả năng nói trên của Wim Hof, nhiều người cho rằng sở dĩ có được khả năng này là do ông chăm tập thiền nên sức khỏe miễn dịch tốt. Còn theo Wim Hof, bản thân ông theo học môn phái Tummo ở Tây Tạng, loại hình yoga mang ý nghĩa về nội hỏa. Tuy nhiên, nó chỉ đúng một phần bởi rất nhiều người thực hành thiền nhưng vẫn không có được khả năng nói trên. Để tìm câu trả lời , Phân ban Nghiên cứu giảm thân nhiệt thuộc Đại học Minnesota, Mỹ đã gắn thiết bị giám sát nhiệt độ vào cơ thể Hof nhưng vẫn không phát hiện thấy những bất thường về liên quan đến sức khỏe tim mạch lẫn quá trình giảm nhiệt thân nhiệt. Khi được hỏi, Wim Hof cho hay trong các trường hợp này, tâm trí của ông tập trung cao độ, không phân tán kết hợp kỹ thuật hít thở hết sức thận trọng và tỉ mỉ.
Một nghiên cứu khác của các chuyên gia ở Đại học Nijmegen (UON), Hà Lan phát hiện thấy, cơ thể Hof sở hữu cơ chế tự điều tiết nhiệt độ rất tuyệt vời. Kết luận của UON được dựa vào nghiên cứu tiêm hợp chất vô hại có tên endotoxin vào cơ thể Hof và nhóm thanh niên khỏe mạnh. Kết quả, protein kháng viêm trong cơ thể Hof chỉ bằng 1/2 so với 200 thanh niên khỏe mạnh, trong khi đó cortisol lại tăng lên với tốc độ chóng mặt. Điều này đồng nghĩa, Hof có thể tự kiểm soát được một vài hệ thống nào đó trong cơ thể của mình, còn phần lớn những người khác thì không, nên Hof có thêm nhiều khả năng siêu phàm, trong đó có khả năng chịu lạnh.
Kỷ lục chạy marathon ở tuổi xưa nay hiếm
Đó là cụ Fauja Singh, sinh ngày 1/4/1911, nông dân người Sikh (Ấn Độ), cụ được biết đến về thành tích chạy bộ cự ly xa ở độ tuổi xưa nay hiếm. Ở tuổi 100, cụ Singh đã hoàn tất một cuộc marathon, tổ chức tại Toronto hồi tháng 10/2011. Ngoài ra, cụ Singh còn giành một số kỷ lục cá nhân đáng nể khác như cuộc chạy Marathon London (2003) 6 giờ 2 phút, kỷ lục chạy marathon cho độ tuổi 90, là 5 giờ 40 phút, cuộc chạy Toronto Waterfront Marathon năm 92 tuổi... Cụ Singh quản lý một nông trại nhỏ ở quê Ấn Độ cho tới tuổi 81, sau khi vợ cụ qua đời, cụ chuyển sang Ilford, Essex, Anh sinh sống cùng với con cháu và bắt đầu tập chạy sau 70 năm bỏ dở. Năm 2000, ở tuổi 89, ông tham gia cuộc chạy marathon đầu tiên ở London. Ở tuổi 100 cộng 6 tháng, cụ hoàn thành 8 kỷ lục điền kinh thế giới theo nhóm tuổi trong một ngày, tổ chức tại SVĐ Birchmount ở Toronto, Canada. Vào ngày 16/10/ 2011, cụ Singh trở thành người 100 tuổi đầu tiên hoàn thành một cuộc chạy marathon tại Toronto Waterfront Marathon trong 8 phút 11 giây 6 và hiện nay cụ vẫn duy trì chế độ tập chạy mỗi ngày từ 12 tới 16 km.
Cụ Fauja Singh và những kỷ lục marathon đáng nể
Theo cụ Fauja Singh, do xuất thân từ nông dân nên ngay từ còn bé cụ đã phải lao động chân tay, và năng vận động, cụ rất thích chạy đường dài. Cụ bắt đầu tham gia chạy tiếp sức sau khi con trai và vợ lần lượt qua đời. Sự kiện này khiến cụ đặt ra mục tiêu mới cho cá nhân. Ngoài luyện tập, cụ còn duy trì chế độ ăn chay, ăn kiêng với cà ri-gừng và trà. “Bí quyết để có một cuộc sống khỏe và trường thọ là không bao giờ căng thẳng. Hãy biết ơn cuộc đời và những gì đang có, tránh xa nhóm người tiêu cực, luôn giữ nụ cười trên môi và không ngừng vận động”, cụ Fauja tâm sự.
Khả năng bật cao khi nhảy của Ronaldo
Cầu thủ bóng đá Cristiano Ronaldo, 32 tuổi, biệt danh CR7 là cầu thủ đang thi đấu ở giải vô địch Tây Ban Nha cho câu lạc bộ Real Madrid với vị trí tiền vệ cánh hay tiền đạo và là đội trưởng đội tuyển bóng đá Bồ Đào Nha. Cùng với tài năng bóng đá, Ronaldo còn sở hữu khả năng ít người có được, đó là sức bật cao hơn trung bình so của các cầu thủ bóng rổ nhà nghề Mỹ. Nam cầu thủ này có nhiều lợi thế như cao 1,85m, vòng ngực 109cm, vòng đùi 62cm¸ cơ thể chỉ có 3% là mỡ. Điều này khiến Ronaldo có cơ bắp như một VĐV điền kinh cự ly trung bình, sức mạnh như một VĐV nhảy cao và lượng mỡ ít hơn cả các cô người mẫu.
Theo nghiên cứu, khi nhảy Ronaldo tạo ra 5G lực G, gấp 5 lần sức mạnh của một con báo khi nhảy. Nhờ khả năng bật cao, Ronaldo lập được nhiều bàn thắng đẹp mắt và mang lại vinh quang cho Real Madrid. Ronaldo bật nhảy tại chỗ trên một chiếc máy, hai tay chắp sau hông đạt 44cm. Khi nhảy tự do giống như vẫn thường làm trên sân cỏ thì độ cao này tăng tới 78cm, cao hơn mức bình quân của các cầu thủ bóng rổ nhà nghề Mỹ (NBA) tới hơn 7cm. Các kết quả này dựa trên các phép đo cơ sinh học do ĐH Chichester tiến hành năm 2011. Đây là cuộc thử nghiệm để đo sức bật của Ronaldo, đồng thời để phục vụ đóng một bộ phim tài liệu có tên Castrol Edge Rankings của hãng giải trí M & C Saatchi Sport and Entertainment thực hiện.
Cùng với sức bật, Ronaldo còn có nhiều khả năng khác thường như thời gian phản ứng của trên sân rất mau lẹ, nhanh hơn cả tốc độ của tàu hỏa cao tốc tới 31 giờ, nếu đi hết chu vi trái đất. Hay một cú sút tự do của Ronaldo có thể nhanh gấp 4 lần so với tên lửa không gian Apollo 11 khi bắt đầu cất cánh. Trung bình mỗi mùa thi đấu, Ronaldo chạy một khoảng cách tương đương từ Madrid đến Lisbon.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia ở ĐH Chichester (UOC) Anh do Dr Neal Smith đứng đầu, sở dĩ Ronaldo có nhiều ưu thế sức khỏe là do nhiều yếu tố như ADN. Hầu hết những người nhảy cao đều có tố chất này ngay từ trong bụng mẹ, đặc biệt là khả năng cơ co giật nhanh, giúp bật cao hơn và nhanh hơn so với những người bình thường.
Theo nghiên cứu của UOC, các vận động viên đẳng cấp quốc tế thường được luyện tập từ năm 12 tuổi, trong đó có môn tập Plyometrics. Plyometrics hay còn gọi là Plyo được biết đến là phương pháp tập luyện bật nhảy, rất đa dạng với hơn 20 động tác từ cơ bản đến nâng cao, mọi người có thể chọn những động tác phù hợp như nhảy xa, bật nhảy tại chỗ, jumping jack... Nhờ Plyometrics, Ronaldo có cơ bụng chắc khỏe nên bật cao, một đợt tập luyện đầy đủ, Ronald sẽ nâng tương đương hơn 16 chiếc xe Toyota Prius mới.