hưởng BHYT và được sử dụng, gắn bó với các em không chỉ trong thời gian học tại nhà trường mà sẽ theo sát các em trong cả quá trình trưởng thành và suốt cuộc đời…
Mức đóng BHYT của HSSV bằng 4,5% mức lương cơ sở
Để đáp ứng yêu cầu quản lý, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà trường, HSSV khi tham gia BHYT, cơ quan BHXH sẽ đến phổ biến và hướng dẫn nhà trường và HSSV lập danh sách cấp thẻ BHYT theo mã số BHXH:
- Đối với HSSV đã được cấp mã số BHXH: Nhà trường ghi mã số BHXH vào các mẫu biểu tương ứng do cơ quan BHXH cung cấp.
Đối với học sinh đầu cấp (lớp 1, lớp 6, lớp 10) và sinh viên năm thứ nhất chưa có mã số BHXH, khi tham gia BHYT, nhà trường hướng dẫn HSSV kê khai chính xác, đầy đủ thông tin vào Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin (Mẫu TK1-TS) ban hành kèm theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam.
Ngành bảo hiểm sẽ thực hiện thu phí linh hoạt với HSSV. Ảnh: TM
- Đối với HSSV còn lại, cơ quan BHXH sẽ gửi mẫu kê khai bổ sung đến những HSSV còn thiếu thông tin để cơ quan BHXH cập nhật bổ sung và cấp mã số BHXH cho HSSV.
- Sau khi có mã số BHXH, nhà trường lập danh sách tham gia BHYT và ghi mã số BHXH vào danh sách đối với từng HSSV để được cơ quan BHXH cấp thẻ BHYT theo mã số BHXH được cấp.
- HSSV báo lại mã số BHXH cho cơ quan BHXH khi tiếp tục đăng ký tham gia BHYT hoặc giải quyết chế độ BHYT.
Theo quy định mức đóng BHYT của HSSV bằng 4,5% mức lương cơ sở (tức là 4,5% x 1.300.000 đồng) và HSSV chỉ cần đóng 70% chi phí, 30% còn lại sẽ được ngân sách chi trả.
Liên quan đến việc thu BHYT của HSSV đầu năm học, ông Vũ Mạnh Chữ - Phó Trưởng ban Thu - BHXH Việt Nam cho hay, ngành bảo hiểm cũng sẽ tiếp tục thực hiện phương thức thu phí BHYT linh hoạt để giảm nhẹ số tiền đóng góp của phụ huynh học sinh vào đầu năm học. Cụ thể, đối với sinh viên mới nhập học, học sinh chuyển cấp, mới vào lớp 1 thực hiện thu phí BHYT học sinh, sinh viên của những tháng còn lại năm 2017.
Đối với học sinh, sinh viên đã thực hiện thu theo năm tài chính thì tiếp tục thực hiện thu vào cuối năm 2017. Cơ sở giáo dục thu tiền đóng phần thuộc trách nhiệm phải đóng của HSSV 6 tháng hoặc 1 năm 1 lần nộp vào quỹ BHYT.
“Các cơ sở giáo dục chỉ thực hiện thu phí BHYT một lần nếu HSSV có nguyện vọng và tự nguyện đóng”, ông Chữ nhấn mạnh.
Thực hiện BHYT là trách nhiệm bảo đảm sức khỏe của HSSV
Thống kê của BHXH Việt Nam cho biết, đến nay, tỉ lệ HSSV tham gia BHYT đã đạt 92,5%, tương ứng khoảng 15,9 triệu em, như vậy hiện vẫn còn khoảng gần 8% HSSV chưa tham gia BHYT. Về vấn đề này, TS. Bùi Sĩ Lợi - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội cho rằng, nhìn ở thời điểm hiện tại, BHYT dành cho HSSV là nguồn hỗ trợ tài chính khi HSSV bị ốm đau, bệnh tật, nhưng nhìn xa hơn thì đấy chính là công tác chăm sóc sức khỏe cho nguồn nhân lực của đất nước trong tương lai. Nếu nhìn nhận như thế, để chính sách BHYT cho HSSV thật sự phát huy hiệu quả, cần có sự chỉ đạo đồng bộ của các cấp, các ngành, từ chính quyền địa phương đến các đoàn thể. Thực tế, ở địa phương nào có sự đồng lòng vào cuộc của lãnh đạo ngành giáo dục cũng như các trường thì nơi đó đạt hiệu quả cao trong công tác BHYT của HSSV.
Đồng thời, TS. Bùi Sĩ Lợi cũng cho rằng, về phía ngành BHXH cần mở rộng nhiều hình thức tuyên truyền để tuyên truyền tới các cấp, các ngành và toàn thể nhân dân về BHYT của HSSV, đồng thời cũng phải tăng cường nhân lực để rà soát danh sách, triển khai thu BHYT; cấp thẻ BHYT cho HSSV kịp thời; chuyển kinh phí đúng và đủ để nhà trường chủ động triển khai các nội dung YTTH; phối hợp với ngành y tế tổ chức tốt công tác KCB BHYT, nâng cao chất lượng, làm hài lòng người bệnh, có vậy mới tạo sự tin tưởng yên tâm cho các em đi KCB BHYT.
Bên cạnh đó, nhà trường, các thầy cô giáo có vai trò rất quan trọng trong tuyên truyền vận động và thúc đẩy việc thu đóng BHYT HSSV kịp thời, đầy đủ.
“Thực hiện BHYT đối với HSSV còn là trách nhiệm bảo đảm sức khỏe đối với bản thân các em và sau đó là với cộng đồng, xã hội”, TS. Bùi Sĩ Lợi nói.