Thót tim khi qua cầu treo dân sinh 'răng rắc'

10-03-2024 07:53 | Xã hội
google news

SKĐS - Nhiều cây cầu treo hàng chục năm tuổi đã hết niên hạn sử dụng nhưng người dân vẫn phải lưu thông trên đó trong sự bất an và nguy hiểm.

Thót tim khi qua cầu treo dân sinh 'răng rắc'- Ảnh 1.

Tại huyện miền núi Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình hiện có nhiều cầu treo xuống cấp sau hàng chục năm sử dụng. Ông Đinh Tiến Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Tuyên Hóa cho biết, trên địa bàn hiện có 4/5 cây cầu treo hết hạn sử dụng, nhưng vẫn chưa thể cấm người dân qua lại bởi đây là con đường huyết mạch dẫn vào các thôn, xóm với hàng trăm hộ dân.

Thót tim khi qua cầu treo dân sinh 'răng rắc'- Ảnh 2.

Thôn Kim Tiến, xã Kim Hóa, huyện Tuyên Hóa với hơn 100 hộ dân nằm biệt lập bên kia sông Gianh. Muốn di chuyển từ trung tâm xã đến thôn Kim Tiến phải đi đò ngang, đặc biệt nguy hiểm vào mùa mưa lũ. Năm 2005, cầu treo Kim Tiến được đầu tư xây dựng.

Thót tim khi qua cầu treo dân sinh 'răng rắc'- Ảnh 3.
Thót tim khi qua cầu treo dân sinh 'răng rắc'- Ảnh 4.

Sau gần 20 năm sử dụng, cầu treo Kim Tiến xuống cấp, phần ván mặt cầu nhiều chỗ bị hỏng, hệ thống cáp, thanh treo bị chùng, võng xuống, các thanh giằng bị gỉ sét. Chính quyền địa phương thực hiện nhiều lần duy tu, bảo dưỡng.

Thót tim khi qua cầu treo dân sinh 'răng rắc'- Ảnh 5.

Ông Nguyễn Xuân Lẹ, trú tại xã Kim Hóa cho biết, dù cây cầu treo này đã xuống cấp, nhưng hằng ngày vẫn là nơi qua lại của hàng trăm người dân và các em học sinh. Dù việc di chuyển qua cầu tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn, bà con lo lắng nhưng không còn cách nào khác.

Thót tim khi qua cầu treo dân sinh 'răng rắc'- Ảnh 6.

Để hạn chế những nguy cơ, chính quyền tiến hành sửa chữa một số hạng mục hư hỏng nặng như ván mặt cầu, cáp treo hay một số điểm nối đã bị gỉ sét. Người dân Kim Tiến mong muốn được đầu tư xây dựng cầu kiên cố, đảm bảo an toàn nhằm thuận lợi trong việc đi lại, thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương.

Thót tim khi qua cầu treo dân sinh 'răng rắc'- Ảnh 7.

Tại thị trấn Đồng Lê, huyện Tuyên Hóa, cầu treo Đồng Tân cũng qua gần 30 năm sử dụng, đến nay đang xuống cấp trầm trọng nhưng vẫn phải phục vụ người dân qua lại mỗi ngày.

Thót tim khi qua cầu treo dân sinh 'răng rắc'- Ảnh 8.
Thót tim khi qua cầu treo dân sinh 'răng rắc'- Ảnh 9.
Thót tim khi qua cầu treo dân sinh 'răng rắc'- Ảnh 10.

Nhiều hạng mục của công trình như cáp treo, ván mặt cầu, thanh treo, giằng gió đã xuống cấp và han gỉ tiềm ẩn nhiều nguy hiểm.

Thót tim khi qua cầu treo dân sinh 'răng rắc'- Ảnh 11.

Bề rộng mặt cầu khá hẹp, hai xe máy tránh nhau rất khó có nguy cơ mất an toàn cho người dân qua lại. Dù là vùng gần trung tâm huyện lỵ nhưng xe ô-tô chưa đến được thôn Đồng Tân gây nhiều trở ngại, khó khăn cho người dân trong phát triển kinh tế, xây dựng đô thị.

Thót tim khi qua cầu treo dân sinh 'răng rắc'- Ảnh 12.

“Cầu hết hạn sử dụng, rệu rã rồi nên khi đi qua lắc dữ lắm. Nhiều người tâm lý không vững là không dám đi qua. Ai đi qua cũng đi liều thôi", ông Phạm Xuân Chiến, Trưởng thôn Đồng Tân, thị trấn Đồng Lê cho biết.

Thót tim khi qua cầu treo dân sinh 'răng rắc'- Ảnh 13.

Thôn Phú Xuân, xã Cao Quảng, huyện Tuyên Hóa có 60 hộ dân với 218 nhân khẩu. Bị chia cách bởi sông Gianh, hiện nay người dân Phú Xuân muốn về trung tâm xã phải đi qua một cây cầu treo được xây dựng cách đây hơn 20 năm, hiện đã xuống cấp.

Thót tim khi qua cầu treo dân sinh 'răng rắc'- Ảnh 14.
Thót tim khi qua cầu treo dân sinh 'răng rắc'- Ảnh 15.
Thót tim khi qua cầu treo dân sinh 'răng rắc'- Ảnh 16.

Nhiều hạng mục của cầu xuống cấp, nguy cơ mất an toàn cho người lưu thông.

Thót tim khi qua cầu treo dân sinh 'răng rắc'- Ảnh 17.

Ông Hà Bình Trọng, Bí thư Đảng ủy xã Cao Quảng cho biết, sau nhiều năm sử dụng cầu treo đã xuống cấp nhưng người dân vẫn phải sử dụng bởi đây là đường độc đạo. Người dân mong mỏi sớm có cây cầu cứng để việc lưu thông được thuận lợi, an toàn. "Mặc dù được tu sửa, bảo trì nhằm kéo dài tuổi thọ, tuy nhiên qua nhiều năm, cây cầu cũng đã xuống cấp, rung lắc. Để đảm bảo an toàn, những ngày thời tiết xấu, bão lũ phải cấm qua lại, vận động người dân không đi đông người trên cầu", ông Trọng chia sẻ.

Thót tim khi qua cầu treo dân sinh 'răng rắc'- Ảnh 18.

Phó Chủ tịch UBND huyện Tuyên Hóa cho biết thêm, hàng năm huyện này trích ngân sách để sửa chữa các hư hỏng nhỏ để đảm bảo an toàn chứ không có đủ nguồn kinh phí để xây dựng cầu mới. "Việc xây dựng cầu rất tốn kém, trong khi nguồn ngân sách của huyện không đáp ứng được. Chúng tôi đề xuất với Sở Giao thông vận tải cũng như cơ quan cấp trên quan tâm, tạo điều kiện, sớm xây dựng cầu phục vụ bà con nhân dân", Phó Chủ tịch UBND huyện Tuyên Hóa nói.

Sập cầu treo ở huyện miền núi Nghệ AnSập cầu treo ở huyện miền núi Nghệ An

SKĐS - Tại hiện trường, cầu bị đổ sập hoàn toàn, dây văng, khung thép và các tấm bê tông nằm trên bãi bồi và một phần dưới sông.



Đan Thanh
Ý kiến của bạn