Những bài viết này còn chia sẻ một hình ảnh cùng với tuyên bố đây là hình ảnh của "một con người bị biến đổi gen do vaccine COVID-19".
Bài viết này được đăng trên Facebook bằng tiếng Hàn này vào ngày 19/2 với nội dung: "Transhuman: Con người lai biến đổi gen. Vaccine COVID-19 làm thay đổi DNA của con người và nó sẽ tiêu diệt loài người". Đi kèm với bài viết là một bức hình ghép so sánh một hình ảnh lưu trữ về ngô biến đổi gen với một bức ảnh có vẻ là một em bé bị dị tật ở miệng. Hình ảnh của bắp ngô đã được dán nhãn "GMO" hoặc sinh vật biến đổi gen. Còn hình ảnh em bé được phủ lên với dòng chữ "GMH" - từ viết tắt của con người biến đổi gen theo bài đăng.
Bài viết này được chia sẻ nhanh chóng trên mạng xã hội sau đó. Và các bình luận cho các bài đăng này cho thấy nhiều người dùng mạng xã hội đã bị đánh lừa.
Tuy nhiên, hãng thông tấn của Pháp AFP đã nhiều lần bác bỏ thông tin sai lệch về việc vaccine COVID-19 thay đổi DNA của con người. Hãng thông tấn này đã chứng minh được hình ảnh được đăng trên trên các bài viết sai sự thật trên là một hình ảnh lấy từ kho ảnh Stock trước khi đại dịch diễn ra và đã được chỉnh sửa bằng kỹ thuật số.
Ông Arindam Basu - Phó giáo sư tại Đại học Canterbury, cho biết vaccine mRNA và thực phẩm biến đổi gen là "hai khái niệm hoàn toàn khác nhau".
"Thực phẩm biến đổi gen được sản xuất bằng cách điều khiển "mã di truyền" hoặc DNA của các sinh vật" – ông Basu giải thích cặn kẽ.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) cũng cho biết trên trang web chính thức của mình rằng vaccine COVID-19 "không thay đổi hoặc tương tác với DNA của bạn theo bất kỳ cách nào". Cơ quan này giải thích: "Vật chất di truyền được cung cấp bởi vaccine mRNA không bao giờ đi vào nhân tế bào của cơ thể con người, đó là nơi DNA của con người được lưu giữ. Vaccine COVID-19 vectơ virus cung cấp vật chất di truyền đến nhân tế bào để cho phép tế bào của con người xây dựng khả năng bảo vệ chống lại COVID-19. Tuy nhiên, virus vector không có bộ máy cần thiết để tích hợp vật liệu di truyền của nó vào DNA của con người, vì vậy nó không thể thay đổi DNA của con người".
Một tìm kiếm ngược trên TinEye cho thấy hình ảnh của em bé - không bị dị tật ở miệng - đã được đăng tải trên mạng từ năm 2013. Bức ảnh gốc được giới thiệu trong bài báo này được xuất bản bởi nhật báo quốc gia Ireland The Irish Examiner vào ngày 27 tháng 6 năm 2015. Dưới đây là ảnh chụp màn hình so sánh giữa hình ảnh trong các bài viết sai (bên trái) và bức ảnh được xuất bản bởi The Irish Examiner (bên phải).
10 loại thực phẩm tốt cho phổi sau mắc COVID-19