Bệnh sốt xuất huyết đang bùng phát đe dọa đến sức khỏe của con người, nhất là trẻ em, đòi hỏi con người phải nâng cao ý thức chủ động phòng tránh căn bệnh này.
Sốt xuất huyết là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính gây ra bởi loại siêu vi trùng Dengue. Bệnh trở thành dịch và lây lan chủ yếu do loại muỗi vằn hút máu từ người mắc bệnh truyền sang người lành. Loại muỗi vằn này thường ở trong nhà, trong các góc tối tăm và các nơi ẩm thấp, thường hoạt động cả ban ngày lẫn ban đêm.
Vì đây là 1 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, nặng có thể gây tử vong do trụy tim mạnh hoặc do bị xuất huyết ồ ạt… chính vì thế việc hiểu được nguyên nhân, triệu chứng bệnh sốt xuất huyết là rất cần thiết cho bạn và tất cả mọi người, để phát hiện được bệnh sớm và có cách điều trị phù hợp.
Nguyên nhân bệnh sốt xuất huyết
Bệnh sốt xuất huyết thường có 2 nguyên nhân chủ yếu thường gây ra bệnh:
- Do siêu vi trùng Dengue gây ra.
- Do muỗi vằn Aedes hút máu người mắc bệnh mang đến cho người lành. Đây là nguyên nhất phổ biến và dễ tạo thành dịch nhất. Tuy nhiên virus này không lây trực tiếp từ người sang người. Trong thời gian bị sốt, Virút Dengue tồn tại ở trong máu bệnh nhân.
Người bệnh sốt xuất huyết có thể được coi là ổ chứa virus chính. Người bệnh bị muỗi Aedes đốt khi đó muỗi sẽ mang virus Dengue truyền cho người lành. Muỗi Aedes đốt (cắn, hút máu) vào ban ngày và thường thời gian đốt nhiều nhất là lúc chiều tối và sáng sớm.
Những triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết
Sốt cao: Thông tin từ BV nhiệt đới Trung ương, biểu hiện đầu tiên của bệnh sốt xuất huyết là tình trạng sốt cao. Sốt (nóng) cao 39-40oC, đột ngột, liên tục trong 3-4 ngày liền, mệt mỏi, phát ban, buồn nôn.
Xuất huyết (chảy máu). Triệu chứng xuất huyết thường ở nhiều dạng:
- Xuất huyết dưới da. Làm lộ trên mặt da những chấm nhỏ màu đỏ, đốm đỏ hay vết bầm. Phân biệt với vết muỗi cắn bằng cách căng da chung quanh chấm đỏ, nếu chúng vẫn còn là do xuất huyết, ngược lại nếu biến mất thì đó là vết muỗi cắn.
- Chảy máu cam, chảy máu chân răng, nướu răng.
- Ói hoặc đi cầu ra máu (nước ói màu nâu, phân lợn cợn như bã cà phê hoặc đỏ tươi).
- Ở phụ nữ, xuất huyết thường biểu hiện rong kinh. Điều này cực kỳ nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai.
- Đau bụng
- Bệnh nhân có thể có cảm giác khó chịu, đau bụng, nôn ói…
Dấu hiệu sốc: Sốc là dấu hiệu nặng của bệnh sốt xuất huyết, thường xuất hiện từ ngày thứ 3-6 của bệnh, đặc biệt lúc trẻ đang sốt cao chuyển sang hết sốt và có thể xảy ra kể cả khi không thấy rõ dấu hiệu xuất huyết. Dấu hiệu sốc gồm: Trẻ mệt, li bì hoặc vật vã; chân tay lạnh; tiểu ít, có thể kèm theo ói hoặc đi cầu ra máu.
Nếu thời gian diễn ra sốc thường ngắn từ 12 đến 24h thì nên đi viện để được điều trị kịp thời. Tuy không phải tất cả người bị sốt xuất huyết đều bị sốc nhưng nên thận trọng theo dõi khi nghi ngờ sốt xuất huyết để kip thời phát hiện những dấu hiệu nguy hiểm kể trên.
Những biến chứng của bệnh sốt xuất huyết
- Nhức đầu nặng: Nhức đầu nặng là một trong những biến chứng nghiêm trọng nhất liên quan đến sốt xuất huyết. Nó thường dẫn đến xuất huyết não mà cuối cùng là cái chết.
- Đau khớp: Bệnh nhân sốt xuất huyết thường than phiền đau cơ bắp và khớp nặng. Các bác sĩ thường kê toa thuốc chủ yếu là paracetamol để hỗ trợ giảm đau.
- Chảy máu (xuất huyết): Chảy máu là một biến chứng nguy hiểm, người bệnh bị xuất huyết sẽ nhanh chóng tử vong.
- Tiểu cầu thấp: Đây là một trong những biến chứng rất nghiêm trọng. Nguyễn nhân là do nhiễm trùng làm giảm số lượng tiểu cầu trong cơ thể.
- Huyết áp thấp: Biến chứng này làm suy yếu cơ thể, bệnh nhân thường cảm thấy khó khăn trong ngồi, đứng và đi bộ đúng cách.
- Phát ban: Theo các chuyên gia, nốt phát ban không xuất hiện ngay lập tức mà thường nổi từ khoảng ngày thứ hai đến ngày thứ năm. Đây là biến chứng rõ nhất của bệnh sốt xuất huyết.
- Buồn nôn: Đây cũng là một biến chứng chính của bệnh này. Các bác sĩ phải đối mặt với một số khó khăn để ngăn chặn những cơn nôn nhẹ.
Ngoài ra, để chủ động phòng bệnh cho bản thân, gia đình và cộng đồng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện vệ sinh môi trường, thường xuyên ngủ màn; tại các vùng dịch nên mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày, khi sốt cần đến ngay cơ sở y tế, không tự ý điều trị tại nhà.
Chú ý trong điều trị sốt xuất huyết:
Hiện nay, bệnh sốt xuất huyết chưa có vắc-xin để phòng bệnh và thuốc đặc hiệu để điều trị.
1, Khi mới có dấu hiệu sốt xuất huyết, người bệnh chỉ cần đến các cơ sở tuyến đầu để được hướng dẫn cách điều trị tại nhà mà chưa cần đến bệnh viện.
2, Nếu bị nhẹ có thể chăm sóc tại nhà bằng cách:
- Cho người bệnh nằm nghỉ ngơi.
- Cho uống nhiều nước, có thể cho uống dung dịch Oresol, nước trái cây càng tốt.
- Cho ăn nhẹ: cháo, súp, sữa.
- Dùng thuốc hạ sốt (uống paracetamol hoặc đặt viên hạ sốt vào hậu môn, không dùng aspirin để hạ sốt), chườm mát.
3, Theo dõi liên tục, nếu thấy có bất kỳ dấu hiệu xuất huyết nào hoặc diễn biến nặng hơn (li bì, bứt rứt, vật vã, chân tay lạnh, đau bụng, nôn nhiều) cần đưa ngay đến cơ sở y tế để khám, điều trị.
4, Thông thường, quá trình diễn biến của bệnh từ 2 đến 7 ngày, nguy hiểm thường xảy ra ở ngày sốt thứ tư, thứ năm: người bệnh luôn trong trạng thái mệt mỏi, đái ít, bứt rứt, mạch nhanh nhẹ, huyết áp hạ; nặng hơn nữa là không đo được mạch, huyết áp (biểu hiện của trụy mạch).
5, Sau 11 hoặc 12 ngày, nếu không có dấu hiệu biến chứng là bệnh đã khỏi. Để đề phòng xuất huyết não và xuất huyết tiêu hóa, khi có dấu hiệu nghi ngờ, cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế ngay. Người bệnh cần được điều trị tích cực và hỗ trợ truyền máu, không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến biến chứng nặng như sốc, trụy mạch, xuất huyết các cơ quan nội tạng, xuất huyết não… gây nguy hiểm đến tính mạng.
Hapacol 250 với hoạt chất chính là paracetamol có mùi cam, vị ngọt giúp bé giảm nhanh cơn sốt. Sản phẩm được sản xuất và phân phối bởi Công ty Cổ phần Dươc Hậu Giang. Địa chỉ: Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang, 288 Bis Nguyễn Văn Cừ, P.An Hoà, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ Mọi thông tin liên hệ: 07103891433 – (08) 3891434 Số GPQC: 0756/14/QLD_TT Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. |