Hà Nội

Thông qua Luật Điện ảnh (sửa đổi), Luật TĐKT (sửa đổi) và phê chuẩn quyết toán NSNN năm 2020

15-06-2022 16:48 | Thời sự
google news

SKĐS - Ngày 15/6, Kỳ họp thứ 3 – Quốc hội khóa XV đã thực hiện biểu quyết thông qua Nghị quyết về phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2020; biểu quyết thông qua Luật Điện ảnh (sửa đổi) và Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi).

Quốc hội thành lập Đoàn giám sát về huy động, sử dụng nguồn lực phòng, chống dịch COVID-19Quốc hội thành lập Đoàn giám sát về huy động, sử dụng nguồn lực phòng, chống dịch COVID-19

SKĐS - Sáng 14/6, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết thành lập Đoàn giám sát chuyên đề năm 2023; Nghị quyết thành lập Đoàn giám sát triển khai các nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia và thông qua Luật Cảnh sát cơ động.

Nghị quyết về phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước 2020

Với 453/457 ĐBQH tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 90,96%), Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2020.

Nghị quyết của Quốc hội nêu rõ, Quốc hội đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ trong điều kiện dịch COVID-19 bùng phát phải thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch, giãn cách xã hội, thiên tai, bão lũ xảy ra nghiêm trọng ở nhiều địa phương, đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, tăng trưởng trên nhiều lĩnh vực chậm lại…nhưng tổng thu ngân sách đạt 98,2% dự toán, thu nội địa vượt 0,2% dự toán, tỷ trọng thu nội địa đạt 85,6% tăng so với năm trước, nợ thuế giảm 0,63%...

Thông qua Luật Điện ảnh (sửa đổi), Luật TĐKT (sửa đổi) và phê chuẩn quyết toán NSNN năm 2020 - Ảnh 2.

Quốc hội thông qua Nghị quyết về phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2020.

Bên cạnh kết quả đạt được, việc dự báo, đánh giá tình hình, công tác lập, chấp hành dự toán, quyết toán ngân sách nhà nước năm 2020 còn nhiều tồn tại, hạn chế kéo dài nhiều năm chưa được khắc phục.

Quốc hội đề nghị Chính phủ, các Bộ, cơ quan trung ương, Hội đồng nhân dân, UBND các cấp và các đơn vị quản lý thu, chi ngân sách nhà nước xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, kiểm điểm rút kinh nghiệm đối với các tồn tại, hạn chế.

Quốc hội giao Chính phủ công khai quyết toán ngân sách nhà nước năm 2020 theo đúng quy định của pháp luật. Đồng thời, chỉ đạo các Bộ, cơ quan trung ương, UBND các cấp và các đơn vị quản lý thu, chi ngân sách nhà nước: Kịp thời khắc phục những tồn tại, hạn chế; Thực hiện các biện pháp quyết liệt, đồng bộ để tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính, nâng cao hiệu quả công tác quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, không để xảy ra thất thoát, lãng phí…

Thông qua Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi)

Với 424/437 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành( chiếm 85,14%), Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi).

Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi) có bố cục gồm 8 Chương, 96 Điều quy định về đối tượng, phạm vi, nguyên tắc, hình thức, tiêu chuẩn, thẩm quyền, trình tự và thủ tục thi đua, khen thưởng. Luật áp dụng đối với cá nhân, tập thể, hộ gia đình người Việt Nam; cá nhân, tập thể người Việt Nam định cư ở nước ngoài;cá nhân, tập thể người nước ngoài.

Thông qua Luật Điện ảnh (sửa đổi), Luật TĐKT (sửa đổi) và phê chuẩn quyết toán NSNN năm 2020 - Ảnh 3.

Toàn cảnh phiên biểu quyết thông qua Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi).

Luật quy định mục tiêu của thi đua là nhằm động viên, thu hút, khuyến khích mọi cá nhân, tập thể, hộ gia đình phát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết, đổi mới, năng động, sáng tạo vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ, đạt được thành tích tốt nhất trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; mục tiêu của khen thưởng là nhằm khuyến khích, động viên cá nhân, tập thể, hộ gia đình hăng hái thi đua; ghi nhận công lao, thành tích của cá nhân, tập thể, hộ gia đình trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi) có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2024.

Thông qua Luật Điện ảnh (sửa đổi)

Với 449/467 ĐBQH tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 90,16%), Quốc hội đã thông qua Luật Điện ảnh (sửa đổi).

Luật Điện ảnh (sửa đổi) được Quốc hội thông qua gồm 8 chương, 50 điều, quy định về hoạt động điện ảnh; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động điện ảnh; quản lý nhà nước về điện ảnh với nhiều quy định mới mang tính đột phá:

Về chính sách của Nhà nước về phát triển điện ảnh, công nghiệp điện ảnh: Nhà nước có chính sách huy động các nguồn lực, thực hiện các biện pháp bảo đảm môi trường đầu tư, kinh doanh lành mạnh, phát triển thị trường điện ảnh, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động điện ảnh để xây dựng ngành công nghiệp điện ảnh gắn với phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế.

Thông qua Luật Điện ảnh (sửa đổi), Luật TĐKT (sửa đổi) và phê chuẩn quyết toán NSNN năm 2020 - Ảnh 4.

Các vị đại biểu Quốc hội bấm nút biểu quyết thông qua dự thảo Luật Điện ảnh (sửa đổi).

Về phát triển nguồn nhân lực điện ảnh: Nhà nước có chính sách thu hút, đào tạo, bồi dưỡng, tạo điều kiện phát triển tài năng điện ảnh, ưu tiên hỗ trợ tài năng trẻ; đãi ngộ thích hợp để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực điện ảnh. Đồng thời, nhà nước ưu tiên đầu tư, xây dựng một số cơ sở đào tạo, ngành đào tạo về điện ảnh đạt tiêu chuẩn quốc tế; hỗ trợ các cơ sở đào tạo về văn hóa nghệ thuật đào tạo chuyên ngành hoặc liên kết đào tạo điện ảnh ở trong nước và nước ngoài;..

Về phổ biến phim trên không gian mạng: Chủ thể được phép phổ biến phim trên không gian mạng là doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, tổ chức thực hiện hoạt động phổ biến phim theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Về quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh: Luật Điện ảnh (sửa đổi) quy định đây là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách được Nhà nước hỗ trợ vốn điều lệ, thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật; có khả năng tài chính độc lập; có nguồn thu, nhiệm vụ chi không trùng với nguồn thu, nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước; có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng, do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động...

ĐBQH Nguyễn Lân Hiếu: Không thể vì một số vi phạm mà chúng ta để cả hệ thống tê liệtĐBQH Nguyễn Lân Hiếu: Không thể vì một số vi phạm mà chúng ta để cả hệ thống tê liệt

SKĐS - Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu cho rằng, dịch COVID-19 để lại hậu quả nặng nề nhất là ngành y tế, nhưng không thể vì một số vi phạm mà chúng ta để cả hệ thống tê liệt...


Nhóm PV
Ý kiến của bạn