Thiếu máu não là gì?
Thiếu máu não là tình trạng thiếu máu lên não do giảm tuần hoàn máu lên não từ đó gây giảm cung cấp oxy, dưỡng chất cần thiết cho các hoạt động của não bộ. Tình trạng này gây ảnh hưởng đến cấu trúc, chức năng của một phần hoặc nhiều phần của não.
Não chiếm 2,5% trọng lượng của cơ thể nhưng để duy trì hoạt động của não cần đến 25% lượng oxy trong hệ tuần hoàn và 15-20% lượng máu từ tim cũng như 25% lượng đường trong máu. Do vậy khi lượng máu cung cấp cho 100gram nhu mô não xuống dưới 50ml/phút sẽ gây ra thiếu máu não.
Thói quen gây thiếu máu não
Trong sinh hoạt hàng ngày có nhiều thói quen gây tình trạng thiếu máu não. Trong đó đối tượng bị thiếu máu não thường gặp nhất là nhân viên văn phòng. Những thói quen hàng ngày dưới đây làm tăng nguy cơ thiếu máu não:
- Ngồi lâu không vận động, ngồi không đúng tư thế.
- Tiếp xúc nhiều với các thiết bị điện tử hoặc làm việc với máy tính trong thời gian dài.
- Ít vận động: Thói quen ít vận động làm tăng nguy cơ thiếu máu não. Những người tập luyện yoga hoặc thường xuyên bơi lội hay tập luyện các môn thể dục có liên quan tới vùng cổ sẽ ít bị thiếu máu não cũng như ít bị đau cổ vai gáy hơn.
- Căng thẳng quá mức: Người thường xuyên căng thẳng có nguy cơ bị thiếu máu não cao hơn.
- Với những người trẻ tuổi thường có tâm lý chủ quan, không quan tâm đến sức khỏe nhưng lại có lối sống không lành mạnh: Làm việc quá sức, thức khuya, ngủ muộn, ăn uống không điều độ… Điều này làm gia tăng nguy cơ co thắt mạch máu khiến máu lên não kém hơn. Thức khuya, ngủ muộn cũng là nguyên nhân khiến cơ thể dễ căng thẳng, stress. Bên cạnh đó việc lạm dụng đồ ăn chế biến sẵn, đồ ăn nhanh nhiều dầu mỡ và thói quen ăn uống thất thường sẽ làm tăng gánh nặng lên gan cũng như tăng nguy cơ xơ vữa mạch máu. Thậm chí với những nam giới từ 32 tuổi trở đi đã xuất hiện co thắt mạch máu.
Ngoài ra còn có những nguyên nhân khác gây ra tình trạng thiếu máu não, như:
- Người bị thoái hóa cột sống cổ, xơ vữa mạch máu, viêm và xơ hóa các cơ/dây chằng vùng cổ khiến động mạch cảnh hoặc đốt sống cổ bị chèn ép.
- Cơ thể bị thiếu máu nói chung: thiếu máu thiếu sắt, loét dạ dày tá tràng, thalassemia, rong kinh, người mắc các bệnh lý mạn tính, người dùng thuốc kéo dài…
- Một số trường hợp thiếu máu não gây ra tình trạng căng thẳng, mất ngủ, kém ăn từ đó dẫn đến rối loạn thần kinh thực vật, trầm cảm mức độ nhẹ hoặc rối loạn lo âu. Khi não bị thiếu máu cơ thể sẽ cân bằng bằng nhiều cách như: Thay đổi việc co bóp/đàn hồi của mạch máu, giảm lượng máu đi đến các cơ quan ít cần thiết (chân, tay..). Quá trình điều tiết này diễn ra trong một thời gian dài với những biểu hiện không rõ ràng khiến người bệnh khó có thể nhận biết được tình trạng thiếu máu não.
- Rối loạn nội tiết tố, phụ nữ tiền mãn kinh…
Xem thêm video được quan tâm:
Người bệnh tim mạch nên tập thể dục thế nào? Dấu hiệu nguy hiểm cần lưu ý | SKĐS