Thổi hồn vào những chiếc lá

02-02-2022 15:00 | Văn hóa – Giải trí
google news

SKĐS - Từ những chiếc lá bồ đề già rơi rụng dưới gốc cây, anh Kiều Cao Dũng đã có ý tưởng và dày công nghiên cứu viết thêm phần đời cho những chiếc lá già cỗi.

"Xuân sinh, hạ trưởng, thu thu, đông tàn", với triết lý Phật giáo Nhân sinh vòng luân hồi này, anh  Kiều Cao Dũng - nghệ nhân sinh sống tại một vùng quê Hà Nội gắn liền với vẻ đẹp của ao sen, giếng nước, sân đình đã hồi sinh những chiếc lá bồ đề sau khi "chết" đi, rụng xuống, trở thành những sản phẩm truyền tải thông điệp tốt đẹp về đất nước, văn hóa và con người Việt Nam ra thế giới.

Thổi hồn vào những chiếc lá - Ảnh 1.

Anh Kiều Cao Dũng (39 tuổi) vốn là một học sinh chuyên văn, cử nhân ngôn ngữ học, thạc sĩ quản trị khách sạn và du lịch.

Từ những chiếc lá bồ đề già rơi rụng dưới gốc cây, anh Kiều Cao Dũng đã có ý tưởng và dày công nghiên cứu viết thêm phần đời cho những chiếc lá già cỗi.

Với đôi bàn tay tài hoa, anh đã làm nên những sản phẩm quà tặng lưu niệm, đồ dùng hàng ngày tinh tế và đẹp mắt như những chiếc nón truyền thống của người phụ nữ Việt Nam, chiếc quạt có thể trang trí hay những chiếc đèn hoa đăng lạ mắt...

Quá trình khó nhất là làm thế nào để tách được phần thịt ra khỏi chiếc lá và giữ lại phần xương lá.
Người nghệ nhân tài hoa từng tâm sự.

Tuy nhiên, bằng nhiệt huyết muốn tạo nên những sản phẩm mang nét đẹp văn hóa dân tộc, anh đã thành công. Anh tin tưởng rằng các sản phẩm từ chiếc lá bồ đề sẽ có thị trường lớn trong nước và được quảng bá rộng rãi trên thế giới.

Sản phẩm đèn hoa đăng từ lá bồ đề.

Sản phẩm đèn hoa đăng từ lá bồ đề.

Thổi hồn vào những chiếc lá bồ đề để mang tới cho mọi người những tác phẩm mộc mạc, gần gũi, độc đáo - đó là mong muốn của nghệ nhân trẻ này. Anh đã gửi gắm tâm tư, tình cảm của mình vào từng sản phẩm với niềm tin sẽ tiếp tục thành công và nâng tầm giá trị văn hóa của Việt Nam, đồng thời lan tỏa tình yêu thiên nhiên đến với mọi người.

Bác Doãn Thị Thái, đã có hơn 4 đời làm nón ở Phú Mỹ, kể: "Trước chúng tôi quen làm nón chỉ chú trọng yếu tố bền bỉ, bán ra chợ là xong. Giờ thử chằm lá bồ đề lên nón mà hỏng suốt, thử kiểu này sang kiểu khác vẫn xấu, không thể vừa ý, nên cũng có lúc nản lắm. Nhưng nể tâm huyết của Dũng, chúng tôi vẫn tiếp tục với hy vọng cải tiến được sản phẩm hoàn hảo hơn".

Bác Doãn Thị Thái, đã có hơn 4 đời làm nón ở Phú Mỹ, kể: "Trước chúng tôi quen làm nón chỉ chú trọng yếu tố bền bỉ, bán ra chợ là xong. Giờ thử chằm lá bồ đề lên nón mà hỏng suốt, thử kiểu này sang kiểu khác vẫn xấu, không thể vừa ý, nên cũng có lúc nản lắm. Nhưng nể tâm huyết của Dũng, chúng tôi vẫn tiếp tục với hy vọng cải tiến được sản phẩm hoàn hảo hơn".

Video đang được quan tâm

Hoa cười đón xuân


Tuấn Anh
Ý kiến của bạn