Hà Nội

Thời gian thực hành KCB đối với chức danh bác sĩ của lực lượng vũ trang tối thiểu 12 tháng

27-02-2024 19:47 | Thời sự
google news

SKĐS - Chính phủ mới ban hành Nghị định 16/2024/NĐ-CP về người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.

Theo đó, nghị định trên quy định về người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh; hình thức tổ chức cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc lực lượng vũ trang nhân dân. Điều kiện hồ sơ, thủ tục cấp mới, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh, thu hồi giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh; đình chỉ hành nghề đối với người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.

Điều kiện, hồ sơ, thủ tục cấp mới, cấp lại, điều chỉnh, thu hồi giấy phép hoạt động, đình chỉ hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.

Việc thực hành khám bệnh, chữa bệnh trong lực lượng vũ trang nhân dân; Cấp chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh; Đánh giá và chứng nhận chất lượng đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.

Thời gian thực hành KCB đối với chức danh bác sĩ của lực lượng vũ trang tối thiểu là 12 tháng- Ảnh 1.

Học viên Học viện Quân y thực hành kỹ thuật nội soi khí – phế quản trên mô phỏng. Ảnh: QĐND.

Nghị định quy định cụ thể về thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh trong lực lượng vũ trang nhân dân. Cụ thể:

Đối với chức danh bác sĩ tối thiểu là 12 tháng. Trong đó, thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh là 9 tháng; thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh về hồi sức cấp cứu là 3 tháng.

Đối với chức danh y sỹ tối thiểu là 9 tháng. Trong đó, thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh, chữa bệnh là 5 tháng; thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh về hồi sức cấp cứu là 3 tháng.

Đối với chức danh điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y là 6 tháng, trong đó: Thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh là 5 tháng; thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh về hồi sức cấp cứu là 1 tháng.

Đối với chức danh dinh dưỡng lâm sàng là 6 tháng; Đối với chức danh tâm lý lâm sàng là 9 tháng.

Đối với chức danh cấp cứu viên ngoại viện là 6 tháng, trong đó: Thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh về cấp cứu ngoại viện là 3 tháng; thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh về hồi sức cấp cứu là 3 tháng.

Trong quá trình thực hành phải lồng ghép nội dung hướng dẫn về các quy định pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh, quy chế chuyên môn, đạo đức hành nghề, an toàn người bệnh, kỹ năng giao tiếp và ứng xử của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.

Nghị định cũng nêu rõ, trong quá trình thực hành vì lý do sức khỏe hoặc tình huống bất khả kháng, người thực hành được tạm dừng thực hành trong thời hạn tối đa 12 tháng và được bảo lưu kết quả thực hành trước đó.

Việc bảo lưu kết quả thực hành thực hiện như sau: Người thực hành đề nghị bảo lưu kết quả thực hành bằng văn bản kèm theo tài liệu chứng minh lý do đề nghị bảo lưu. Người đứng đầu cơ sở thực hành xem xét, quyết định cho phép bảo lưu. Trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn bảo lưu, nếu người thực hành không có văn bản đề nghị tiếp tục thực hành hoặc đề nghị gia hạn thời gian bảo lưu thì kết quả thực hành không còn giá trị. Người thực hành được phép đề nghị bảo lưu kết quả thực hành nhiều lần nhưng tổng thời gian của các lần bảo lưu không quá 12 tháng.

Bộ trưởng Đào Hồng Lan: Đào tạo bác sĩ nội trú góp phần tạo nền móng vững chắc về nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành yBộ trưởng Đào Hồng Lan: Đào tạo bác sĩ nội trú góp phần tạo nền móng vững chắc về nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành y

SKĐS - Phát biểu tại lễ kỷ niệm 50 năm đào tạo bác sĩ nội trú, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan khẳng định, chương trình đào tạo bác sĩ nội trú được coi là đào tạo tinh hoa của ngành y tế; góp phần quan trọng, tạo ra nền móng vững chắc cho sự phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của ngành y tế...


Lê Bảo
Ý kiến của bạn