Tờ Times of India cũng nhấn mạnh việc chú trọng xét nghiệm ở vùng tâm dịch và việc người dân tiến hành các biện pháp phòng ngừa sớm chính là cách giúp Việt Nam một lần nữa khống chế dịch thành công.
Thành công ở giai đoạn 1
Khi đại dịch mới xảy ra trên thế giới, Việt Nam được mọi người biết đến với danh tiếng đã thành công trong đương đầu với dịch COVID-19. Bắt đầu từ 2 ca nhiễm vào ngày 23/1, cho tới cuối tháng 6, Việt Nam mới chỉ có tổng số khoảng 350 ca nhiễm và quan trọng nhất là khả năng khống chế dịch thành công và không để xảy ra ca tử vong nào.
Tờ Thời báo Ấn Độ nhận định tăng cường xét nghiệm và người dân tuân thủ các biện pháp phòng ngừa chính là cách giúp Việt Nam khống chế ổ dịch hiệu quả ở Đà Nẵng và lần thứ hai chiến thắng dịch COVID-19.
Ngay từ ban đầu, Việt Nam đã có vô số sáng kiến từ sớm và hiểu chính xác về bản chất của dịch COVID-19 và những thách thức mà nó gây ra. Việt Nam coi "chống dịch như chống giặc", tuyên chiến với virus và tiến hành tất cả các biện pháp phòng ngừa để hạn chế sự lây lan của dịch. Việt Nam đã đóng cửa biên giới, tiến hành phong tỏa, thiết lập các cơ sở cách ly, tiến hành truy vết tiếp xúc gần và xét nghiệm thông qua các ứng dụng ở giai đoạn đầu dịch. Việt Nam còn tiến hành truy tìm F2, F3, F4 những người tiếp xúc với người nhiễm virus. Ngay khi Trung Quốc thông báo về ca tử vong đầu tiên ở nước này, Việt Nam ngay lập tức đã tiến hành các chốt kiểm tra sức khỏe tại sân bay, đo thân nhiệt hành khách, dừng mọi chuyến bay giữa Việt Nam và Trung Quốc ở giai đoạn sớm và sau đó là tạm dừng tất cả các chuyến bay quốc tế. Xác định điểm nóng và tiến hành các bước đi cần thiết để khoanh vùng, cách ly dập dịch sớm ở Việt Nam.
Chiến thắng lần hai
Sau 99 ngày không ghi nhận ca nhiễm mới, một ổ dịch nổi lên ở Đà Nẵng vào ngày 25/7. Lần này, thành phố biển Đà Nẵng, điểm thu hút du lịch trở thành tâm dịch. Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh xuất hiện ca dương tính Vào giữa tháng 9, Việt Nam ghi nhận hơn 1000 ca mắc COVID-19 và khoảng 35 ca tử vong. Tuy nhiên, con số này so với các nước khác là rất nhỏ.
Các biện pháp kịp thời giai đoạn này đưa ra nhằm hạn chế sự lây lan của dịch COVID-19. Chính phủ Việt Nam đã đưa ra quyết định rất quyết liệt là sơ tán 80.000 du khách khỏi Đà Nẵng. Thành phố Đà Nẵng tiến hành các biện pháp khử khuẩn diện rộng để khống chế sự lây lan của COVID-19 và thắt chặt các biện pháp kiểm soát đi lại. Áp đặt lệnh phong tỏa lên toàn bộ thành phố. Một bệnh viện dã chiến 500 giường được thiết lập để tiếp nhận điều trị bệnh nhân COVID-19.
Một nỗ lực quan trọng của Việt Nam là tìm kiếm sự hợp tác hiệu quả của người dân thông qua chương trình nâng cao nhận thức cho công chúng rất hữu hiệu. Khái niệm giãn cách xã hội đã được người dân tuân thủ chặt chẽ. Hướng dẫn của Chính phủ Việt Nam đối với cư dân Hà Nội về việc tự cách ly tại nhà đã được người dân tuân thủ nghiêm ngặt.
Tờ Thời báo Ấn Độ đánh giá sự vào cuộc của toàn thể người dân và xã hội đã góp phần vào chiến thắng lần hai của Việt Nam trong khống chế dịch COVID-19.
Người dân và cộng đồng doanh nghiệp đã vào cuộc để ngăn ngừa sự lây lan của dịch bằng nhiều sáng kiến. Ở Đà Nẵng, chính quyền và người dân cùng nhau chuẩn bị "bản đồ dịch" để giúp người dân địa phương tránh các điểm nóng và tìm ra cơ sở y tế gần nhất. Sinh viên ở thành phố Hồ Chí Minh và bệnh viện quân y đã thiết kế robot dùng để khử khuẩn bệnh viện và các địa điểm công cộng. Chương trình nâng cao nhận thức cho người dân về phòng chống dịch được tăng cường. Người dân và chính quyền đã tiến hành các bước để giảm bớt tác động tâm lý và xã hội tiêu cực của dịch COVID-19.
Sự khống chế thành công dịch COVID-19 của Việt Nam cho tới nay đã chứng tỏ sự sẵn sàng đương đầu với bệnh truyền nhiễm chính là nhân tố quan trọng để bảo vệ người dân. Những nhân tố góp phần vào sự thành công của Việt Nam bao gồm xét nghiệm mang tính chiến lược, truy tìm tiếp xúc gần thông qua app, các chiến dịch truyền thông hiệu quả tới người dân, sự vào cuộc của người dân và quan tâm tới mọi nhân tố có thể gây ra tác động tiêu cực của dịch COVID-19 lên xã hội. Có thể nói, từ những kinh nghiệm tích lũy đương đầu với dịch SARS, Việt Nam đã đề ra một kế hoạch toàn diện để đương đầu với dịch COVID-19. Con số báo cáo về ca nhiễm và ca tử vong cho thấy sự minh bạch trong báo cáo ca bệnh.
Việt Nam trở thành một tấm gương để học hỏi. Đại dịch chỉ có thể đánh bại nhờ chiến lược xét nghiệm ở 3 cấp độ, cách ly nghiêm ngặt bệnh nhân và các biện pháp phòng ngừa sớm được người dân tuân thủ.
Tuy nhiên, Việt Nam vẫn còn phải đối mặt với các nhiệm vụ ở phía trước. Cuộc chiến với dịch COVID-19 vẫn chưa kết thúc. Việt Nam cần phải ngăn chặn nhập cảnh bất hợp pháp ở vùng biên giới để ngăn ngừa khả năng người nhập cảnh mang virus vào Việt Nam. Một khi thế giới chính thức có vắc-xin ngừa COVID-19, Việt Nam cũng sẽ chuẩn bị trước việc phân phối vắc-xin. Ngoài ra, không thể bỏ qua nhu cầu phát triển khả năng phát hiện sớm hoặc tiên lượng sớm dịch COVID-19. Thu thập dữ liệu cho tới nay sử dụng cho nhiệm vụ này, và đòi hỏi sự hợp tác quốc tế. Cần phải giải quyết các tác động kinh tế gây ra do đại dịch. Dịch bệnh đã gây ảnh hưởng tới các doanh nghiệp vừa và nhỏ, người nghèo và người có hoàn cảnh khó khăn cần các gói bảo trợ xã hội. Ngành du lịch cũng cần thúc đẩy sau đại dịch. Hy vọng với những kinh nghiệm chiến thắng dịch COVID-19 vừa qua, Việt Nam cũng sẽ có khả năng giải quyết các thách thức trên thành công.