Con cháu được 2 tháng tuổi. Từ khi sinh ra rốn cháu đã lồi lên rất to, khi khóc nó nhô hẳn ra. Con cháu vẫn ăn ngủ bình thường nhưng cháu khá lo lắng vì rốn lồi như thế có ảnh hưởng đến sức khỏe con cháu sau này không ạ, mong bác sĩ tư vấn.
Vũ Thị Tú (Hải Dương)
Rốn lồi (hay còn gọi là thoát vị rốn) là một dị tật khá phổ biến ở trẻ nhỏ.Thoát vị rốn xảy ra khi một phần của ruột nhô ra qua một lỗ trên các cơ bụng. Thoát vị rốn thường gặp ở trẻ sơ sinh, nhưng chúng có thể ảnh hưởng đến người lớn. Trẻ sơ sinh, thoát vị rốn có thể là một thể đặc biệt, rõ khi trẻ khóc, làm nhô núm ở bụng. Con bạn bị thoát vị rốn mà bé ăn ngủ bình thường, không bị đau đớn khi khóc và vận động thì không nên quá lo lắng. Hầu hết thoát vị rốn tự cải thiện ở độ tuổi 1, mặc dù một số khác mất nhiều thời gian hơn. Để ngăn ngừa biến chứng, thoát vị rốn không biến mất độ tuổi 4 hoặc xuất hiện trong tuổi trưởng thành có thể cần phải phẫu thuật sửa chữa để tránh biến chứng làm giảm cung cấp máu cho các phần của ruột bị mắc kẹt và có thể dẫn đến đau và tổn thương mô. Nếu các phần bị mắc kẹt trong ruột hoàn toàn bị cắt nguồn cung cấp máu, hoại tử có thể xảy ra. Nhiễm khuẩn có thể lan rộng ra khắp ổ bụng, gây ra tình huống đe dọa tính mạng. Bạn có thể áp dụng cách chăm sóc rốn cho bé như sau: Rửa tay sạch trước khi chăm sóc. Cho một đồng tiền xu to hơn miệng rốn vào giữa miếng gạc, xếp 4 cạnh miếng gạc sao cho đồng xu không xê dịch, sau đó đặt lên rốn trẻ (phần có nhiều gạc sát bụng). Dùng ngón tay cái (của bàn tay không thuận) để ấn đồng xu sao cho khối lồi tụt vào trong. Bàn tay còn lại cầm băng chun quấn quanh bụng trẻ từ 3-5 vòng rồi dán lại. Mỗi ngày thực hiện 1 lần sau khi tắm, không nên tháo thường xuyên vì sẽ làm giảm tác dụng của kỹ thuật (nếu cháu đổ mồ hôi nhiều nên thay băng ngày 2 lần để tránh hăm da). Quấn băng vừa tay. Chỉ thực hiện khi bé nằm yên. Thực hiện đến khi rốn bình thường.
ThS. Lê Hưng