Hà Nội

Thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi: Triệu chứng, cách khắc phục

04-01-2022 20:00 | Y học cổ truyền
google news

Thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi đang có dấu hiệu tăng nhanh về tỉ lệ mắc bệnh. Nắm rõ thông tin về triệu chứng, nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp người bệnh phòng ngừa, điều trị bệnh hiệu quả hơn.

Thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi là gì? Có nguy hiểm không?

Đĩa đệm được cấu thành từ 2 phần chính là bao xơ bên ngoài và nhân nhầy bên trong. Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy thoát ra khỏi bao xơ, gây chèn ép tủy sống hoặc dây thần kinh cột sống. Trong đó, tình trạng thoát vị đĩa đệm cột sống cổ C3-C4, C5-C6; và đốt sống lưng L4 - L5, L5-S1 thường gặp hơn cả.

Thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi: Triệu chứng, cách khắc phục - Ảnh 1.

Bệnh lý này thường gặp ở những người ngoài độ tuổi 40. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân mà bệnh thoát vị đĩa đệm ngày càng trẻ hóa.

Trả lời cho câu hỏi "Thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi có nguy hiểm không?", lương y Đỗ Minh Tuấn (GĐ chuyên môn Nhà thuốc Đỗ Minh Đường) cho biết: "Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý xương khớp phổ biến, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời, đúng cách.

Biến chứng phổ biến nhất của thoát vị đĩa đệm là tình trạng đau rễ thần kinh, rối loạn cảm giác khiến cơn đau lan xuống chân, tay, các vùng lân cận. Nặng hơn nữa, bệnh có thể gây teo cơ, mất khả năng lao động hay tê liệt, tàn phế."

Triệu chứng thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi

Triệu chứng thoát vị đĩa đệm ở từng người, từng giai đoạn sẽ có những biểu hiện khác nhau:

Ở giai đoạn đầu, đĩa đệm bắt đầu biến dạng, bao xơ chùng, nhão, nhân nhầy thoát khỏi vị trí cân bằng. Tuy nhiên, bao xơ chưa rách hoàn toàn, phạm vi chèn ép không lớn nên nhiều người chỉ cảm thấy tê cứng nhẹ ở vùng lưng hoặc cổ.

Theo thời gian, bao xơ tiếp tục suy yếu, dẫn đến rách vỡ. Nhân nhầy thoát ra ngoài. Cơn đau bắt đầu xuất hiện khi nhân nhầy chèn ép vào rễ thần kinh.

Thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi: Triệu chứng, cách khắc phục - Ảnh 2.

Ở giai đoạn nặng, khối thoát vị lớn, chèn ép nghiêm trọng, cơn đau dữ dội, thường xuyên, dai dẳng. Cơn đau có thể xuất hiện tại vị trí thoát vị tại cổ, lưng hoặc đau lan xuống vùng vai gáy, cánh tay, bàn tay, hông, chân… Cảm giác đau tăng lên khi người bệnh đi lại, vận động mạnh, giảm đi khi nghỉ ngơi. Một số người sẽ có cảm giác tê bì các đầu ngón tay, ngón chân hoặc châm chích như kiến bò.

Trường hợp nghiêm trọng nhất, người bệnh có thể mất một phần khả năng vận động, không thể kiểm soát đại, tiểu tiện, teo cơ, biến dạng chi thậm chí tàn phế.

Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi

Nguyên nhân chính gây thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi thường đến từ thói quen sinh hoạt, đặc thù công việc và các tai nạn bất ngờ. Những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh gồm:

  • Người có công việc đặc thù cần phải đứng, ngồi nhiều như lễ tân, nhân viên ngân hàng, nhân viên văn phòng, tài xế, thợ may, công nhân đứng chuyền…
  • Lao động phổ thông phải làm việc vất vả, thường xuyên khuân vác, bê vật nặng, vận động không đúng tư thế
  • Người thừa cân, béo phì, phụ nữ sau sinh
  • Người có thói quen sinh hoạt không khoa học: Đeo túi nặng lệch một bên, gối đầu quá cao, ngồi vắt chéo chân, cúi đầu xem điện thoại quá lâu...
  • Người từng bị tai nạn tổn thương vùng cột sống, đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi: Triệu chứng, cách khắc phục - Ảnh 3.

Những người lao động thường xuyên bê vác nặng có nguy cơ cao mắc thoát vị đĩa đệm

Thông qua các kiểm tra cận lâm sàng như chụp X-quang, chụp MRI, bác sĩ sẽ xác định được chính xác mức độ tổn thương và đưa ra hướng điều trị phù hợp.

Các cách điều trị thoát vị đĩa đệm phổ biến hiện nay

Hiện nay, có 3 phương pháp thường được sử dụng trong điều trị hoặc hỗ trợ điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm gồm:

  • Áp dụng mẹo dân gian tại nhà: Dân gian lưu truyền nhiều cách làm giảm triệu chứng, hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm tại nhà như bài thuốc từ lá ngải cứu, cây xương rồng, chườm nóng, đắp cao hay tập luyện các bài tập thể dục, yoga.
  • Điều trị bằng phương pháp Tây y: Với biện pháp này, người bệnh nên thăm khám tại những cơ sở y tế, bệnh viện uy tín để được bác sĩ kiểm tra, thực hiện các xét nghiệm cần thiết. Khi bệnh ở giai đoạn nhẹ, bác sĩ thường tư vấn cách điều trị bảo tồn, sử dụng các loại thuốc giảm đau, chống viêm, giãn cơ kết hợp với vật lý trị liệu phục hồi cột sống. Trong trường hợp nặng, gây chèn ép rễ thần kinh, teo cơ, người bệnh sẽ được chỉ định mổ đĩa đệm.
  • Điều trị bằng Đông y: Đây là phương pháp được đánh giá là an toàn, lành tính vì sử dụng dược liệu hoàn toàn tự nhiên, kết hợp cùng phương pháp trị liệu thích hợp (châm cứu, bấm huyệt, tác động cột sống…). Tuy nhiên, người bệnh nên thăm khám tại những cơ sở y học cổ truyền uy tín, được cấp phép đầy đủ để được các thầy thuốc, lương y bắt mạch, chẩn bệnh, kê đơn, bốc thuốc.

Có thể thấy, phát hiện thoát vị đĩa đệm sớm, lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp là chìa khóa quan trọng giúp đẩy lùi bệnh hiệu quả, ngăn ngừa biến chứng.

Nhà thuốc Đỗ Minh Đường: Địa chỉ hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm bằng y học cổ truyền uy tín

Đỗ Minh Đường là nhà thuốc Nam gia truyền có hơn 150 năm khám, chữa bệnh bằng Y học cổ truyền. Với bệnh nhân thoát vị đĩa đệm, khi đến nhà thuốc sẽ được các lương y, bác sĩ thăm khám kỹ lưỡng, sau đó kê đơn, bốc thuốc.

Tại đây, mỗi đơn thuốc nam chữa thoát vị đĩa đệm sẽ được gia giảm dược liệu theo từng tình trạng bệnh. Người bệnh còn được kết hợp điều trị bằng vật lý trị liệu (châm cứu, bấm huyệt, tác động huyệt đạo, cột sống).

  • Bài thuốc gia truyền 150 năm trị bệnh thoát vị đĩa đệm dòng họ Đỗ Minh
Bài thuốc được xây dựng từ sự kết hợp của hàng chục vị thuốc Nam, tuân theo những nguyên lý điều trị của YHCT. Dược lực tác động vào sâu căn nguyên gây thoát vị, đem đến công dụng: Khu phong, trừ thấp, tán hàn, hỗ trợ thúc đẩy lưu thông khí huyết, hỗ trợ tái tạo đĩa đệm, tăng sinh nhân nhầy.
  • Vật lý trị liệu

Châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt, điện châm, sưởi đèn hồng ngoại, kéo giãn cột sống… giúp đả thông kinh lạc, kéo giãn cột sống, hỗ trợ đưa đĩa đệm về đúng vị trí. Đồng thời giúp người bệnh giảm đau, cảm thấy dễ chịu; tăng cường trao đổi chất, khôi phục vận động.

  • Chế độ ăn uống, luyện tập tại nhà
Ngoài ra, người bệnh còn được tư vấn kỹ lưỡng nên ăn gì, kiêng ăn gì và luyện tập tại nhà để hỗ trợ cho quá trình điều trị bệnh, phòng ngừa bệnh tái phát.

Nếu người bệnh có nhu cầu, nhà thuốc sẽ hỗ trợ người bệnh đun sắc, cô đặc thuốc thành dạng cao, đựng trong lọ thủy tinh đảm bảo vệ sinh; phù hợp với người trẻ tuổi bận rộn với công việc, không có thời gian đun sắc.

Thông tin nhà thuốc Đỗ Minh Đường:


 


PV
Ý kiến của bạn