Nam sinh 17 tuổi bị thoát vị đĩa đệm giai đoạn 2
Nam sinh NTV. (17 tuổi, TP.HCM) bị đau lưng nhiều do ngồi học liên tục trong thời gian dài. Đưa con khám tại một bệnh viện, gia đình NTV. vô cùng bất ngờ khi cậu bị thoát vị đĩa đệm và được chỉ định phẫu thuật. Lo lắng con có thể gặp các biến chứng sau phẫu thuật, gia đình đưa NTV đến phòng khám ACC Nguyễn Du (TP.HCM) để thăm khám.
Bác sĩ Rob Sleiman - Tổng giám đốc kiêm Giám đốc Y khoa Phòng khám ACC cho biết, các xét nghiệm cho thấy NTV. bị thoát vị đĩa đệm giai đoạn 2.
"Quá trình ngồi học liên tục ở trường, ở nhà trong thời gian dài đã tạo nhiều áp lực lên cột sống và đĩa đệm của bạn trẻ. Đến khi xuất hiện triệu chứng đi khám thì tình trạng đã nặng, các cơn đau đã lan xuống vùng mông", bác sĩ Rob phân tích.
Bệnh nhân trẻ được điều trị qua 12 buổi trị liệu thần kinh cột sống (Chiropractic) và 12 buổi tập vật lý tri liệu. Sau điều trị, NTV. hồi phục hoàn toàn và được bác sĩ hướng dẫn thói quen sinh hoạt tránh mắc bệnh trở lại.
Xu hướng ngồi nhiều, ít vận động khiến chứng thoát vị đĩa đệm ngày càng trẻ hóa
Bác sĩ Rob Sleiman cho biết, thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy đĩa đệm cột sống thoát ra khỏi vị trí bình thường trong vòng sợi, chèn ép vào ống sống hay các rễ dây thần kinh gây đau cột sống.
Bệnh diễn biến qua 3 giai đoạn. Giai đoạn đầu, các cơn đau cục bộ ở vùng thắt lưng, giai đoạn giữa các cơn đau chạy dọc dây thần kinh lan xuống vùng mông và giai đoạn 3 tức mức độ nặng, các cơn đau lan xuống chân. Ở giai đoạn này, các cơn đau nhức dữ dội và dai dẳng gây ra nhiều biến chứng.
Theo bác sĩ Rob Sleiman, có nhiều nguyên nhân gây ra thoát vị đĩa đệm như thường xuyên mang vác vật nặng, mang vác đồ sai tư thế, chấn thương cột sống sau tai nạn, thoái hóa cột sống… Trong đó ngồi nhiều, ngồi sai tư thế và thói quen ít vận động là nguyên nhân chủ quan dẫn đến tình trạng trẻ hóa người bệnh thoát vị đĩa đệm.
"Ngày nay, thoát vị đĩa đệm đang trẻ hóa, vì trong thực tế bất cứ ai cũng có nguy cơ bị bệnh, dù lớn tuổi hay còn trẻ. Đặc biệt, nếu trước đây nhóm bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm chủ yếu người lao động thì nay nhóm những người làm việc văn phòng, học sinh sinh viên mắc phải bệnh này khá nhiều do ngồi làm việc hoặc học tập liên tục trong thời gian dài tạo áp lực lớn lên cột sống, gây ra thoát vị đĩa đệm", bác sĩ Rob Sleiman nhận định.
Điều trị thoát vị đĩa đệm thế nào cho hiệu quả và an toàn?
Bác sĩ Rob Sleiman cho biết, các ca thoát vị đĩa đệm có thể điều trị bằng phương pháp bảo tồn, phục hồi tự nhiên mà không sử dụng thuốc, không phẫu thuật, không tác dụng phụ.
Trong đó Trị liệu thần kinh cột sống (Chiropractic) là phương pháp hiệu quả, tiên tiến, an toàn trong điều trị thoát vị đĩa đệm, được áp dụng rộng rãi trên thế giới. Chiropractic dựa trên nguyên lý gắn kết giữa hệ thần kinh cột sống và sức khỏe cơ thể. Bằng cách nắn chỉnh xương khớp nhẹ nhàng các bác sĩ trị liệu thần kinh cột sống sống giúp sửa chữa vùng cơ, dây chằng đốt sống bị sai lệch, giảm áp lực lên dây thần kinh xung quanh, giúp cơ thể người bệnh hồi phục trạng thái cân bằng tự nhiên và thậm chí tự chữa lành các bệnh ở cơ quan khác mà không cần dùng thuốc.
Tại ACC, bên cạnh Chiropractic, bệnh nhân còn được áp dụng phương pháp vât lý trị liệu kết hợp các bài tập phục hồi chức năng trên các máy móc hiện đại chuyên dụng, giúp rút ngắn thời gian điều trị và cho kết quả cao. Phương pháp này phù hợp với cả phụ nữ mang thai, trẻ em và người cao tuổi.
Điển hình trường hợp người phụ nữ (60 tuổi, TP.HCM) đến phòng khám ACC trong tình trạng phải ngồi xe lăn không thể đi lại được. Bệnh nhân được chẩn đoán thoát vị đĩa đệm mức độ rất nặng, do bệnh kéo dài nhiều năm, các cơn đau gây biến chứng nghiêm trọng.
Do điều trị ở giai đoạn muộn, nên thời gian điều trị cho bệnh nhân kéo dài hơn so với các ca khác. Bệnh nhân được điều trị 48 buổi Chiropractic và tâp phục hồi chức năng cơ sau đó.
"Bệnh kéo dài nhiều năm dẫn đến tình trạng yếu cơ. Do đó ngoài điều trị Chiropractic, bệnh nhân được kết hợp tập vật lý trị liệu để tăng cường sức mạnh cơ. Sau tập luyện, hiện bệnh nhân hồi phục đáng kể", bác sĩ chia sẻ.
Theo bác sĩ Rob Sleiman, hai chìa khóa quan trọng mà mỗi người dù ở độ tuổi nào cũng cần chú ý để giảm nguy cơ thoát vị đĩa đệm là năng vận động và dinh dưỡng hợp lý.
"Hãy bước ra khỏi ghế và vận động, bất cứ hoạt động gì có thể là đi bộ, chạy bộ, đạp xe, yoga, bơi lội, thể dục nhẹ tại chỗ… Vận động giúp các cơ khỏe và săn chắc hơn, từ đó có thể bảo vệ cột sống và đĩa đệm được vững chắc, linh hoạt. Về dinh dưỡng, cần cắt giảm các thực phẩm gây viêm trong cơ thể như thức ăn chiên rán, thức ăn nhanh, ăn uống cân bằng đa dạng, tránh tình trạng tăng cân gây áp lực lên khớp", bác sĩ Rob Sleiman khuyến cáo.
Với hơn 17 năm hoạt động tại Việt Nam và có mặt tại ba miền Bắc-Trung-Nam, Phòng khám ACC đã điều trị thành công cho nhiều ca thoát vị đĩa đệm. Để tư vấn về lộ trình điều trị, bạn đọc có thể đặt hẹn tại website của ACC.