Chị Vân (ngụ tại quận Bình Tân, TP.HCM) từng nghĩ rằng đau lưng là "chuyện nhỏ", do ảnh hưởng từ công việc bưng vác vật nặng thường xuyên. Vì lẽ đó chị cố gắng chịu đựng, nhưng đau vẫn âm ỉ kéo dài. Đến khi đau trở nên dữ dội, gần như không thể chịu đựng được, chị đi thăm khám và bất ngờ khi được chẩn đoán: Thoát vị đĩa đệm L4-L5, lúc này chị mới nhận ra chuyện tưởng nhỏ mà không hề nhỏ.
Chữa thoát vị đĩa đệm chậm trễ dẫn đến biến chứng nguy hiểm
Thoát vị đĩa đệm không đơn thuần gây đau buốt ở vùng lưng hay vùng cổ. Khi bệnh tiến triển do điều trị chậm trễ, đĩa đệm sẽ bị xơ hóa và biến dạng, bao xơ bị rách, nhân nhầy sẽ tách hoàn toàn khỏi đĩa đệm và chèn ép vào tủy sống. Lúc này, người bệnh có thể phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm như:
Tổn thương hệ thần kinh: Người bệnh cảm nhận được cơn đau dọc theo dây thần kinh, nhất là vùng thắt lưng lan rộng xuống chân.
Teo cơ, yếu chi: Cơn đau thoát vị đĩa đệm khiến người bệnh không muốn vận động nhiều, lâu ngày có thể gây yếu cơ, yếu chi, thậm chí là cơ teo dần.
Rối loạn đại tiểu tiện: Biểu hiện ban đầu của biến chứng này là bí tiểu. Sau đó, người bệnh tiểu tiện và đại tiện không tự chủ do cơ thắt kiểu ngoại vi bị liệt không thể giữ chất thải.
Rối loạn cảm giác: Người bệnh còn bị mất cảm giác nóng, lạnh và xúc giác ở vùng da tương ứng với rễ thần kinh bị chèn ép.
Hội chứng đau khập khễnh cách hồi: Người bệnh bị rối loạn vận động, khó điều khiển hành vi như không thể di chuyển liên tục, buộc phải nghỉ ngơi chỉ sau vài bước đi.

Bệnh thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không? Bệnh nên được điều trị sớm để tránh dẫn đến teo cơ, mất khả năng vận động.
Nên làm gì để phòng ngừa biến chứng của thoát vị đĩa đệm?
Đừng để bệnh nặng mới đi chữa, vì khi không chịu đựng đau được nữa, như trường hợp của chị Vân cũng là lúc bệnh tiến triển nặng hơn. Mỗi người nên chủ động khám sức khỏe xương khớp, với người lớn tuổi càng cần quan tâm hơn. Bởi theo thời gian, hệ xương khớp - đĩa đệm sẽ mất dần sự dẻo dai, khiến các cơ quan này dễ gặp vấn đề bất thường.
Quan trọng hơn, khi nhận thấy đau tái phát thường xuyên và dai dẳng thì nên đi thăm khám. Điều trị sớm và đúng cách sẽ mang lại kết quả phục hồi tích cực, phòng ngừa biến chứng của thoát vị đĩa đệm. Đồng thời, thời gian điều trị cũng được rút ngắn và tiết kiệm chi phí hơn cho người bệnh.
Song song, để ngăn ngừa thoát vị đĩa đệm trở nặng, người bệnh cũng cần chú ý:
- Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng (chất xơ, canxi, magie, vitamin C,...).
- Hạn chế vận động quá sức và khiêng vác vật nặng.
- Nên thận trọng khi xoay, vặn, cúi người. Tốt nhất người bệnh nên giữ thẳng lưng, cổ, ngẩng cao đầu khi thực hiện các cử động trên.
- Hạn chế nằm nhiều hoặc ngồi quá lâu, nên đi lại nhẹ nhàng để tránh biến chứng teo cơ.

Đi lại nhẹ nhàng giúp cải thiện thoát vị đĩa đệm, hạn chế biến chứng xảy ra.
Giải pháp chữa thoát vị đĩa đệm, cải thiện bệnh hiệu quả
Điều trị bệnh sớm là cần thiết nhưng đúng cách mới là yếu tố quyết định giúp phòng ngừa biến chứng của thoát vị đĩa đệm. Có không ít trường hợp vì chữa trị sai phương pháp hay tự ý dùng thuốc mà khiến bệnh trở nặng, thậm chí còn ảnh hưởng đến sức khỏe.
Hoạt động với phương châm 'Chữa đúng cách - lành cơn đau', phòng khám ACC giúp bệnh nhân thoát vị đĩa đệm 'loại bỏ' cơn đau an toàn, hiệu quả lâu dài với liệu trình Trị liệu Thần kinh Cột sống (Chiropractic) kết hợp Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng. Trong đó, Chiropractic với các thao tác nắn chỉnh đúng kỹ thuật sẽ điều chỉnh các sai lệch cột sống về vị trí tự nhiên, giải phóng sự chèn ép dây thần kinh, cắt cơn đau hiệu quả. Còn Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng sẽ hỗ trợ giảm đau, giúp cột sống và hệ cơ xương khớp linh hoạt, dẻo dai hơn.
Bằng liệu trình trên, chỉ sau hơn 1 tháng điều trị tích cực cùng bác sĩ Timothy Gallivan, tình trạng đau lưng của chị Vân đã giảm hẳn và chị có thể sinh hoạt bình thường. Ngoài Trị liệu Thần kinh Cột sống cùng bác sĩ nước ngoài, chị Vân còn có chương trình Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng cá nhân hóa với sóng siêu âm, điện xung trị liệu và máy kéo giảm áp DTS,... nhờ đó mà kết quả hồi phục của chị tốt và nhanh hơn.

Chị Vân tập Vật lý trị liệu tại ACC.
Bác sĩ Timothy Gallivan cũng đưa ra lời khuyên, người bệnh không nên chủ quan khi đau dai dẳng. Thăm khám và can thiệp đúng nguyên nhân gây đau sẽ mang lại kết quả điều trị tốt và phòng ngừa đau tái phát lâu dài. Hãy lựa chọn các địa chỉ điều trị uy tín, có bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Hệ thống Phòng khám ACC - Thành viên tập đoàn FV - 99, Nguyễn Du, P. Bến Thành, Q. 1, TP. HCM. Tel: (028) 3939 3930 - Tầng 1, 86 Tản Đà, P. 11, Q. 5, TP. HCM. Tel: (028) 3838 3900 - Lầu 1 & 2 - Tòa nhà HDI Tower, 55 Lê Đại Hành, Q.Hai Bà Trưng, Hà Nội.. Tel: (024) 3265 6888 |
Phòng khám ACC