Thoát vị đĩa đệm - bạn đã hiểu hết về căn bệnh này?

23-12-2021 08:00 | Y học 360

Thống kê tại Việt Nam có tới 30% dân số bị thoát vị đĩa đệm và đây cũng là một trong những nguyên nhân chính gây đau lưng, đau thần kinh tọa ở nhiều người. Bệnh có xu hướng trẻ hóa, nếu không điều trị đúng cách sẽ tái phát và khiến người bệnh mất khả năng vận động vĩnh viễn.

Sự thật về căn bệnh thoát vị đĩa đệm

Bệnh nhân N.V.T (45 tuổi, Tân Bình) cho biết: "Khoảng 4 năm trước tôi thường xuyên gặp phải những cơn đau buốt ở phần lưng, dù đã uống thuốc nhưng không đỡ. 1 năm trở lại thì đau nhiều hơn, đi lại khó khăn, tê nhiều 2 chân". Qua thăm khám tại bệnh viện chấn thương chỉnh hình, bệnh nhân được chẩn đoán thoát vị đĩa đệm L4L5, hẹp ống sống, chèn ép dây thần kinh, nguy cơ phẫu thuật để loại bỏ chèn ép.

Đĩa đệm là phần nằm giữa 33 đốt sống trong cột sống, chúng hoạt động giống như bộ "giảm xóc" nhằm chịu áp lực do cột sống đè lên, giúp cột sống chuyển động linh hoạt và dẻo dai hơn.

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy của đĩa đệm bị vỡ, bao xơ bị rách, nhân nhầy thoát khỏi vị trí ban đầu, xuyên qua dây chằng chèn ép vào rễ thần kinh, gây ra tình trạng đau cấp, tê bì, khiến người bệnh vô cùng mệt mỏi.

Thoát vị đĩa đệm - bạn đã hiểu hết về căn bệnh này? - Ảnh 1.

Theo bác sĩ Bill Collins (thành viên Hiệp hội Nắn chỉnh Xương khớp Quốc tế), nguyên nhân gây nên thoát vị đĩa đệm thường do 3 yếu tố chính là thoái hóa đĩa đệm tự nhiên do lão hóa, chấn thương cột sống và do sai tư thế lâu ngày gây ra. Ngoài ra, thừa cân, béo phì, mang thai… cũng là những tác nhân khiến thoát vị đĩa đệm phát triển.

Nhận biết thoát vị đĩa đệm có dễ?

Rất nhiều người thường nhầm lẫn đau lưng, đau vai gáy với đau do thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên, cơn đau do thoát vị đĩa đệm thường tái phát nhiều lần, mỗi đợt kéo dài 1-2 tuần, sau đó ngừng. Có khi đau âm ỉ, khi lại đau dữ dội, đau tăng khi ho, hắt hơi, vận động mạnh. Ngoài ra còn có cảm giác kiến bò, tê cóng, kim châm tương ứng với vùng đau.

Đối với thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, sẽ có triệu chứng như: đau vùng cổ vai gáy, dọc theo cánh tay, tê cánh tay, bàn tay; teo yếu cơ cánh bay, ngón tay.

Đối với thoát vị đĩa đệm cột sống lưng sẽ cảm thấy đau tê vùng thắt lưng, lan xuống mông, đùi, cẳng chân, bàn chân. Tê bì, teo yếu cơ đùi, rất khó khăn khi đi lại.

Thế nhưng, để biết chính xác mức độ và vị trí thoát vị thì bệnh nhân nên thực hiện các chẩn đoán hình ảnh như:

Chụp X-quang: giúp xác định vị trí thoát vị và các thương tổn cột sống như khuyết eo, mất vững cột sống, trượt đốt sống…

Chụp cộng hưởng từ MRI: cho phép xác định vị trí, hình thái thoát vị, số tầng thoát vị. Đây là phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại và chính xác nhất trong các phương pháp hiện nay.

Thoát vị đĩa đệm - bạn đã hiểu hết về căn bệnh này? - Ảnh 2.

Hậu quả khi không điều trị thoát vị đĩa đệm

Cũng theo bác sĩ Bill Collins, thoát vị đĩa đệm là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn chủ quan, coi thường bệnh hoặc điều trị không đúng cách, điều này có thể dẫn tới đau mãn tính, mất sức lao động, thậm chí nguy cơ bại liệt.

Bên cạnh đó, những biến chứng nguy hiểm của thoát vị đĩa đệm phải kể đến như:

- Giảm khả năng vận động: khi không vận động lâu ngày khiến cơ bắp trở nên yếu dần, các cơ teo lại, chân tay teo yếu khiến bệnh nhân gặp đau đớn, khó khăn khi đi lại, vận động.

- Liệt nửa người/bại liệt cả người: Một khi nhân nhầy chèn vào ống sống, chèn ép lên rễ thần kinh, làm hẹp khoang ống sống, lâu dần chức năng dây thần kinh bị suy giảm, cơ bắp bị teo dần, bại liệt là điều khó tránh khỏi.

- Hội chứng chùm đuôi ngựa: rễ thần kinh vùng thắt lưng bị chèn ép nghiêm trọng khiến bệnh nhân mất kiểm soát trong việc đại tiện.

- Rối loạn cơ vòng: Khi rễ thần kinh bị tổn thương làm ảnh hưởng đến cơ vòng đường tiểu, gây hiện tượng đái dầm dề, nước tiểu chảy rỉ thụ động.

Có những phương pháp điều trị thoát vị nào hiện nay?

Tùy vào mức độ thoát vị, chèn ép rễ thần kinh và biểu hiện khác nhau mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp. Một số phương pháp điều trị phổ biến:

Uống thuốc: sử dụng thuốc giảm đau đơn thuần như paracetamol.

Tiêm ngoài màng cứng Corticosteroids: đây là thuốc kháng viêm mạnh để tiêm trực tiếp vào vùng xung quanh dây thần kinh cột sống, làm giảm đau ngay tại chỗ.

Tập vật lý trị liệu, tập thể thao… dành cho những trường hợp thoát vị nhẹ.

Phẫu thuật: Theo bác sĩ Bill Collins, khoảng 80% các trường hợp thoát vị đĩa đệm có thể chữa được bằng phương pháp bảo tồn, chỉ khoảng 20% trường hợp nặng là cần phải mổ. Hạn chế lớn nhất của việc phẫu thuật chính là tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm, người bệnh có thể bị nhiễm trùng, dị ứng với men tiêu nhân nhầy, liệt dây thần kinh, hoặc nguy hiểm nhất có thể dẫn đến tử vong.

Nắn chỉnh Chiropractic: là giải pháp được các nước Mỹ, Châu Âu ưu tiên dùng để thay thế thuốc, phẫu thuật trong điều trị thoát vị đĩa đệm và các vấn đề cơ xương khớp. Các bác sĩ sẽ tiến hành tác động vật lý bằng cách nắn chỉnh để đưa đốt sống về đúng vị trí, giúp giảm chèn ép lên hệ thống dây thần kinh, tạo khoảng trống giữa các đốt sống, đưa nhân thoát vị về lại trị trí, tăng cường trao đổi chất. Nhờ đó, cơ thể con người sẽ tự điều chỉnh mọi bệnh tật mà không cần đến thuốc.

Thoát vị đĩa đệm - bạn đã hiểu hết về căn bệnh này? - Ảnh 3.

Các chuyên gia cũng khuyến cáo, người dân cần phải tránh làm việc mang vác nặng, khom cúi không đúng tư thế, có chế độ sinh hoạt lành mạnh, ăn đủ chất bổ dưỡng, uống đủ nước, tập luyện thể dục thể thao phù hợp với lứa tuổi, phù hợp tình trạng sức khỏe giúp nâng cao sức khỏe nói chung, tránh thoát vị đĩa đệm.

Thông tin liên hệ:

Phòng khám chuyên khoa phục hồi chức năng trực thuộc Chi nhánh Công ty TNHH Điều trị cơ xương khớp Chiropractic

 Website: https://usac.vn/

Hotline: 1900 585 800


PV
Ý kiến của bạn