Hà Nội

Thoái hóa khớp - Bệnh khó tránh ở tuổi trung niên

20-09-2023 10:41 | Phòng mạch online
google news

SKĐS - Thoái hóa khớp là bệnh rối loạn mạn tính làm tổn thương sụn và các mô xung quanh khớp.

5 cách hiệu quả hỗ trợ làm chậm thoái hóa khớp5 cách hiệu quả hỗ trợ làm chậm thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp gây đau nhức dai dẳng, cứng khớp, hạn chế vận động, tiềm ẩn nguy cơ biến dạng khớp, thậm chí tàn phế. Dưới đây là những cách đơn giản hỗ trợ làm chậm quá trình thoái hóa khớp, cải thiện triệu chứng, ngăn ngừa biến chứng và nâng cao chất lượng sống cho người bệnh.

Thoái hóa khớp hay gặp ở tuổi trung niên, có thể ảnh hưởng đến mọi khớp trên cơ thể, một số khớp chịu nhiều ảnh hưởng như đầu gối, cột sống, háng, ngón tay, cổ chân…

Sụn khớp được xem là lớp đệm bao phủ bề mặt xương, cấu tạo từ tế bào sụn và chất căn bản. Sụn khớp có chức năng bảo vệ, giảm ma sát trong khớp và đóng vai trò như một "bộ giảm xóc".

Thông thường, bạn sẽ chỉ gặp các triệu chứng ở 1 khớp hoặc một vài khớp cùng một lúc. Thoái hóa ở các khớp là tổn thương thường gặp nhất.

Thoái hóa khớp hay gặp ở tuổi trung niên, có thể ảnh hưởng đến mọi khớp trên cơ thể, một số khớp chịu nhiều ảnh hưởng như đầu gối, cột sống, háng, ngón tay, cổ chân… Ảnh minh họa

Thoái hóa khớp hay gặp ở tuổi trung niên, có thể ảnh hưởng đến mọi khớp trên cơ thể, một số khớp chịu nhiều ảnh hưởng như đầu gối, cột sống, háng, ngón tay, cổ chân… Ảnh minh họa

Các loại thoái hóa khớp hay gặp ở tuổi trung niên

- Thoái hóa khớp gối

Là hậu quả của quá trình cơ học và sinh học mất cân bằng giữa tổng hợp và hủy hoại của sụn và xương dưới sụn. Phần xương khớp gối không còn được lớp sụn bảo vệ chà xát lên nhau gây đau đớn, viêm sưng hạn chế trong di chuyển. Trong nhiều trường hợp, viêm khớp do thoái hóa thúc đẩy các gai xương trên khớp gối hình thành dẫn đến bệnh gai khớp gối và làm trầm trọng hơn. Bệnh thoái hóa khớp gối thường gặp ở nữ giới tuổi trung niên.

Ở giai đoạn đầu chỉ đau âm ỉ, không đau liên tục. Ở giai đoạn sau nặng hơn sẽ đau mạnh hơn và liên tục. Cơn đau thường âm ỉ và có thể thành cơn đau cấp khi người bệnh vận động ở tư thế bất lợi. Các cơn đau sẽ trở nên nghiêm trọng hơn khi thời tiết thay đổi, đặc biệt trong điều kiện thời tiết lạnh giá, độ ẩm cao và áp suất không khí giảm. Ngoài ra bệnh nhân thấy bị cứng khớp gối, có dịch ở khớp gối…

- Thoái hóa khớp cổ tay

Là bệnh lý tương đối phổ biến, đặc biệt là ở người cao tuổi. Bệnh gây ra những cơn đau khiến người bệnh gặp khó khăn khi cử động, cầm nắm đồ vật. Quá trình vận động, sinh hoạt và làm việc của người bệnh bị ảnh hưởng. Nếu không được chữa trị, cổ tay bị thoái hóa sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm như làm mất khả năng cử động, bại liệt.

Khi bị thoái hóa khớp cổ tay, bệnh nhân thấy đau tay, đau khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi, đau tăng khi thực hiện những thao tác ở cổ tay như cầm nắm đồ vật, có tiếng kêu lục cục, lạo xạo. Sưng và cứng khớp nhất là vào buổi sáng hoặc sau thời gian cổ tay ít vận động trong thời gian dài. Khi sưng, cứng khớp có thể gây nhiều khó khăn cho bạn khi cử động xoay và gập cổ tay, cử động không còn linh hoạt và uyển chuyển.

- Thoái hóa đốt sống cổ

Thoái hóa đốt sống cổ thường xuất hiện trên những người ở tuổi trung niên (40 - 50 tuổi), do quá trình lão hóa các đĩa liên đốt, các thân đốt do tưới máu kém nên dễ xuất hiện bệnh. Triệu chứng bệnh thoái hóa cột sống cổ đó là người bệnh có các cảm giác đau, mỏi, nhức khó vận động vùng cổ. Đau kéo dài từ gáy lan ra tai, cổ, mất cảm giác sâu của tay, đôi khi cánh tay và bàn tay có thể bị tê liệt. 

Thoái hóa đốt sống cổ gây đau cổ hoặc thắt lưng. Các gai xương hình thành dọc theo cột sống khớp có thể kích thích các dây thần kinh cột sống, gây đau dữ dội, tê và ngứa ran ở các bộ phận bị ảnh hưởng của cơ thể.

Nguyên nhân gây thoái hóa khớp

- Nguyên nhân nguyên phát

Thoái hóa khớp xảy ra liên quan đến độ tuổi. Hàm lượng nước trong sụn khớp tăng dần theo tuổi tác, điều này là hàm lượng và chất lượng Protid trong sụn giảm dẫn đến việc sụn khớp bắt đầu thoái hóa. Vận động trong thời gian dài khiến phần sụn này bị tổn thương, gây nên tình trạng nứt, bong thậm chí là tiêu biến sụn, gia tăng ma sát giữ khớp gây nên đau và thoái hóa.

- Nguyên nhân thứ phát

  • Di truyền.
  • Thừa cân, béo phì.
  • Gặp chấn thương.
  • Bệnh nghề nghiệp, làm các công việc nặng.
  • Ảnh hưởng bởi những xương khớp khác như viêm khớp dạng thấp, những người thừa sắt hoặc dư thừa hormone tăng trưởng, làm tăng cơ hội phát triển bệnh.

Các biến chứng thường gặp và cách điều trị khi bị thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp nếu không được điều trị và chẩn đoán kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Bệnh gout và sưng đau.
  • Trầm cảm và lo âu
  • Tăng cân không kiểm soát.
  • Rối loạn giấc ngủ.
  • Vôi hóa sụn khớp
  • Xương bị hoại tử.
  • Gãy xương.
  • Chảy máu hoặc nhiễm trùng.
  • Gân và dây chằng quanh khớp bị tổn thương.

Không có cách chữa trị cho bệnh viêm xương khớp, nhưng có một số phương pháp điều trị để giúp giảm các triệu chứng đau khớp do thoái hóa. Đó là:

- Tập thể dục, thể thao thường xuyên. Quá trình rèn luyện cần tuân thủ theo kế hoạch được đưa ra tránh tập sai làm ảnh hưởng xấu đến các khớp.

- Giảm cân bằng việc tham gia các hoạt động thể chất và có chế độ ăn uống lành mạnh hơn.

- Dùng thuốc giảm đau như: Paracetamol; Thuốc chống viêm không steroid (NSAID); Tiêm steroid; Chườm nóng hoặc lạnh; Phẫu thuật; Thay khớp.

Thoái hóa khớp nếu không được điều trị và chẩn đoán kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Ảnh minh họa

Thoái hóa khớp nếu không được điều trị và chẩn đoán kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Ảnh minh họa

Cách phòng tránh và chăm sóc người bị thoái hóa khớp

Để ngăn sự tiến triển của bệnh và giảm bớt ảnh hưởng của nó đến cuộc sống. Bạn nên thực hiện:

  • Giảm cân nặng.
  • Rèn luyện sức khỏe từ việc tập luyện thể dục.
  • Một chế độ ăn uống khoa học. Chú trọng bổ sung hằng ngày Axit béo omega-3, vitamin D, ăn nhiều rau xanh, trái cây và hạn chế đồ chế biến nhiệt độ cao.
  • Uống thuốc theo chỉ dẫn bác sĩ
  • Thăm khám định kỳ thường xuyên

Xem thêm video được quan tâm

Bất Ngờ Loại Quả Giúp Tăng Cường Ham Muốn Tình Dục, Cải Thiện Chất Lượng Tinh Trùng | SKĐS


BS. Đặng Hồng Hải
Bệnh viện Thể thao Việt Nam
Ý kiến của bạn