Đây là một rối loạn chính do hoàng điểm bị tổn thương phần trung tâm của võng mạc dưới dạng những chấm nhỏ màu vàng trắng. Hiện chưa có phương pháp điều trị nào hiệu quả khi bệnh đã nặng. Có hai dạng thoái hóa hoàng điểm:
• Dạng “khô”: Bệnh nhân thấy có vùng mờ ở trung tâm nhưng vẫn có khả năng di chuyển đi lại một mình được.
• Dạng “ướt”: Chiếm 15% - 20%, gây mù đến 90%.
Triệu chứng
• Mắt mờ, khi đọc sách không thấy được khoảng 2-3 chữ ở chính giữa.
• Có một vùng mờ ở trung tâm tầm nhìn.
• Nhìn hình ảnh bị méo mó.
• Mắt có thể tăng nhạy cảm với ánh sáng hoặc có chớp sáng.
Nguyên nhân
• Do di truyền.
• Tuổi càng lớn, tỷ lệ mắc bệnh càng cao.
• Người bị tăng huyết áp, mắc các bệnh tim mạch, hút nhiều thuốc lá, dinh dưỡng kém.
• Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao gấp đôi nam giới.
Cách phòng chống
• Tránh nhìn trực tiếp vào ánh sáng mặt trời. Nên đeo kính râm khi ra đường để chống tia cực tím.
• Không hút thuốc.
• Dùng vitamin C, E và beta-cartene liều cao kết hợp với ocid kẽm và đồng có thể chống lại sự lão hóa võng mạc và đặc biệt chống lại sự xuất hiện, tiến triển nặng hơn của thoái hóa hoàng điểm ở người cao tuổi.
• Ăn nhiều rau xanh, trái cây và cá.
• Rèn luyện thể dục hàng ngày.
• Nếu bệnh nhân bị thoái hóa điểm vàng dạng “ướt”, có thể được điều trị bằng tia laser. Cách này sẽ làm chậm sự phát triển của bệnh chứ không làm mắt sáng thêm.
• Ước tính có 12% dân số tuổi từ 65 – 75
bị thoái hóa hoàng điểm và số này tăng lên mỗi ngày.
• Thoái hóa hoàng điểm là nguyên nhân gây mù hàng đầu ở Mỹ và châu Âu.
• Gần 42% bệnh nhân thoái hoàng điểm ở một mắt sẽ mắc bệnh ở mắt thứ hai trong vòng 2-3 năm.