Thoái hóa đốt sống cổ là quá trình bệnh lý ở các đốt sống cổ. Bệnh thường xuất hiện ở người 40-50 tuổi, sử dụng nhiều động tác ở vùng đầu cổ, có cường độ lao động cao (làm suốt ngày không nghỉ),… gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt và lao động ảnh hưởng đến chất lượng sống cho người bệnh.
Những ai có nguy cơ mắc?
Thoái hóa đốt sống cổ thường gặp ở những người có tư thế lao động cúi và sử dụng nhiều động tác ở vùng đầu cổ, có cường độ lao động cao (làm suốt ngày không nghỉ) và thâm niên lao động (tuổi nghề): có thể gặp ở người đi cấy (thoái hóa đốt sống cổ và đốt sống lưng), thợ cắt tóc, thợ sơn trần, diễn viên xiếc, bác sĩ chuyên khoa răng,...
Những người có người thân từng mắc căn bệnh này cũng có nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn những người trong gia đình không có người bị bệnh. Những người cao tuổi (do quá trình lão hóa của xương khớp), những người hút thuốc lá, phụ nữ sau mãn kinh, người dùng thuốc kháng viêm thuộc nhóm corticoid kéo dài có tỉ lệ bị thoái hóa cột sống cổ nhiều hơn người bình thường….
Thoái hóa đốt sống cổ gây đau vùng cổ gáy Ảnh: TL |
Cách phát hiện?
Giai đoạn đầu của quá trình lão hóa người bệnh không thấy có cảm giác khác thường. Khi bệnh tiến triển một thời gian sẽ xuất hiện các triệu chứng sau: bệnh nhân có cảm giác mỏi vùng cổ-vai, đau vùng cổ-gáy (đôi khi làm nhức đầu), làm hạn chế cử động xoay đầu và cổ, đau có thể lan sang 1 hoặc 2 vai và lan đến 1 hoặc 2 tay, làm tê và giảm cảm giác các ngón tay. Nếu không điều trị, tùy theo rễ thần kinh chi phối bị chèn ép, đôi khi có cảm giác “kiến bò”, hoặc đau như “điện giật” lan từ vai xuống đến ngón tay, giảm và mất cảm giác, teo cơ hoặc yếu liệt, tay chân. Ở giai đoạn nặng hơn, cảm giác đau xuất hiện thường xuyên hơn và ngày càng tăng, làm hạn chế các hoạt động sinh hoạt của người bệnh, những tổn thương này sẽ khó phục hồi. Khi tổn thương ở đoạn đốt sống C1-C2, C4 này người bệnh còn có biểu hiện nấc, ngáp, chóng mặt...
Các biến chứng có thể gặp
Nếu bệnh nặng có thể gặp các biến chứng như: các triệu chứng chèn ép thần kinh gây đau dọc từ cổ xuống vai và cánh tay một hoặc cả hai bên; chèn ép các động mạch đốt sống gây đau đầu, chóng mặt; hãn hữu có chèn ép tủy, biểu hiện bằng yếu, đau tứ chi, đi lại khó khăn hoặc liệt không vận động được. Bên cạnh đó, thoái hóa đốt sống cổ gây nên hội chứng tủy với biểu hiện: đi không vững, cảm giác tê ở thân, bàn tay và các ngón tay cử động vụng về, liệt và teo cơ; liệt chân hoặc tay; teo cơ ngọn chi; đi bộ khó khăn; rối loạn cảm giác tê bì ngọn chi trên, mất vận động chi trên; mất vận động chi dưới; rối loạn cơ thắt, đái khó, đái són, đái ngắt quãng...
Tại cơ sở y tế
Để chẩn đoán cũng như đánh giá các loại tổn thương, ngoài việc khám bệnh, bác sĩ phải thực hiện một số các khảo sát hình ảnh: như chụp Xquang cột sống cổ nhiều tư thế, chụp cắt lớp đa lát cắt (MS CTScan), chụp cộng hưởng từ cột sống cổ (MRI), đo mật độ xương (độ loãng xương),…
Tùy theo tình trạng cụ thể ở từng người bệnh mà bác sĩ sẽ quyết định điều trị nội khoa (dùng thuốc) phối hợp với các phương pháp vật lý trị liệu.Thời gian điều trị có thể kéo dài. Nếu việc điều trị nội khoa đúng mức mà bệnh không giảm thì bác sĩ sẽ xem xét khả năng can thiệp thủ thuật hay phải phẫu thuật nhằm lấy đi các thương tổn gây chèn ép thần kinh và làm cho cột sống phần nào được vững chắc trở lại.
Phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ
Bác sĩ Trần Minh