Hà Nội

Thoái hóa cột sống thắt lưng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

13-12-2021 07:17 | Bệnh thường gặp

SKĐS- Bệnh thoái hóa cột sống là những vấn đề được nhiều người quan tâm. Bài viết của TS. BS Nguyễn Vũ - Phó trưởng khoa Ngoại thần kinh, Cột sống (BV Ðại học Y Hà Nội) sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Bệnh thoái hóa cột sống là căn bệnh phổ biến ngày nay với nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, có thể gây ra các biến đổi hình thái liên quan đến thân đốt sống, đĩa đệm và mỏm gai phía sau.

1.Bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng là gì?

Bệnh thoái hóa cột sống là thuật ngữ y khoa bao gồm thoái hóa đĩa đệm và gai cột sống. Bệnh được mô tả về viêm xương khớp cột sống khi mắc với các cảm giác đau nhức, mọc gai tại đốt sống, viêm khớp. 

Bệnh thoái hóa cột sống được chia thành nhiều loại trong đó thoái hóa cột sống ngực thể hiện qua vị trí của các đốt sống từ dưới cổ cho đến trên thắt lưng. Trong khi đó bệnh thoái hóa đốt sống cổ lại ảnh hưởng các đốt sống từ C1 - C7.

Thoái hóa cột sống thắt lưng có biểu hiện triệu chứng qua 5 đốt sống từ C1-C5 trở xuống. Là căn bệnh mạn tính liên quan trực tiếp đến quá trình lão hóa xương của cơ thể.

Bản chất bệnh thoái hóa cột sống lưng là biến đổi hình thái thông qua sự thoái hóa ở các mỏm gai sau, đĩa đệm và thân đốt sống. 

Thoái hóa cột sống ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận động do xương phải chịu tải trọng lớn trong thời gian liên tục.

2.Độ tuổi nào dễ mắc thoái hóa cột sống thắt lưng?

Thoái hóa cột sống nói chung và bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng nói riêng là bệnh xương khớp rất phổ biến. Đa số người mắc bệnh đều nằm trong độ tuổi từ 35 trở lên. Theo WHO thống kê cho thấy có 70% dân số thế giới khi bị đau lưng ít nhất một lần trong đời. Đây cũng là triệu chứng cơ bản của thoái hóa cột sống thắt lưng.

Trong đó số người mắc thoái hóa cột sống thắt lưng nhiều nhất trong nhóm tuổi từ 35 trở lên. Độ tuổi tăng lên thì tỷ lệ người mắc bệnh cũng tương ứng tăng theo. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là người trẻ tuổi không bị mắc bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng.

Theo thống kê, tại Việt Nam thoái hóa cột sống thắt lưng ở nhóm đối tượng từ 60-69 tuổi lên tới 89%. Trong khi đó tỷ lệ người trong độ tuổi từ 25-45 cũng chiếm đến 30%. Một số còn mắc bệnh trong độ tuổi trẻ hơn nữa. Trung bình tại Việt Nam bệnh thoái hóa cột sống nói chung chiếm khoảng 35% dân số.

Thoái hóa cột sống thắt lưng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả ai cũng cần phải biết - Ảnh 1.

Thoái hóa cột sống thắt lưng hiện nay đa số người mắc bệnh đều nằm trong độ tuổi từ 35 trở lên.

Nhóm người sau 50 tuổi mắc bệnh thoái hóa cột sống chiếm phần lớn ca mắc thoái hóa cột sống thắt lưng. Vì thế người thuộc độ tuổi này cần chú ý phòng, kiểm tra để phát hiện bệnh sớm. Hiển nhiên chứng thoái hóa cột sống thắt lưng cũng như vậy.

3.Nguyên nhân của bệnh thoái hóa cột sống lưng

Thoái hóa xương khớp là vấn đề thường gặp trong đó thoái hóa cột sống thắt lưng phổ biến hơn cả. Căn bệnh này ngày xuất hiện khi đĩa đệm và khớp bị thoái hóa. Xương phát triển trên đốt cột sống tạo nên cảm giác đau khi vận động. Sự thay đổi còn ảnh hưởng trực tiếp đến các dây thần kinh tại khu vực bị thoái hóa.

Các ngạnh khớp xương nhô ra ma sát vào cột sống tạo ra cơn đau. Triệu chứng sẽ ảnh hưởng đến khả năng vận động và một số chức năng khác của cơ thể. Mỗi người sẽ có triệu chứng của bệnh khác nhau. Tuy nhiên về cơ bản thì chúng không tạo ra vấn đề quá nghiêm trọng hoặc ảnh hưởng đến tính mạng.

Nghiên cứu cho thấy thoái hóa cột sống chủ yếu do đĩa đệm và sụn khớp chịu áp lực thường xuyên trong thời gian dài. Hậu quả để lại là phần xương dưới sụn và sự đều bị tổn thương, suy giảm hoặc mất tính đàn hồi đĩa đệm. Dây chằng bị xơ cứng mà hình thành triệu chứng bệnh.

Tuy nhiên nguyên nhân chính xác của sự suy giảm này vẫn chưa được làm rõ. Một số đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Đặc biệt là những người bị béo phì hoặc chấn thương cột sống. Nguyên nhân hình thành bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng sẽ quyết định phương thức điều trị.

Thoái hóa cột sống thắt lưng: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị - Ảnh 2.

Triệu chứng bệnh thoái hóa cột sống lưng sẽ ảnh hưởng đến khả năng vận động và một số chức năng khác của cơ thể

4.Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa cột sống lưng

Những người nghi ngờ mắc bệnh có thể khám khi thuộc đối tượng nguy cơ mắc cao hoặc có dấu hiệu của bệnh thoái hóa cột sống lưng.

Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa cột sống cao hơn thường do một hoặc nhiều yếu tố gây nên. Cụ thể bao gồm:

- Tuổi tác: Các triệu chứng đầu tiên của bệnh thoái hóa cột sống thường xuất hiện lần đầu trong khoảng từ 20 đến 50 tuổi. Triệu chứng xuất hiện tùy theo tình trạng sức khỏe của mỗi người.

- Giới tính: Nghiên cứu cho thấy trong những người độ tuổi 45 trở xuống thì nam giới bị viêm xương khớp nhiều hơn. Trong khi đó 45 tuổi trở lên thì phụ nữ có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn. Bệnh viêm xương khớp là một trong những nguyên nhân gây ra thoái hóa cột sống.

-Béo phì: Người bị béo phì, thừa cân sẽ gây gánh nặng cho cột sống. Cột sống sẽ phải chịu tải trọng lớn trong thời gian dài nên bị thoái hóa nhanh hơn.

-Người đã từng bị chấn thương xương khớp.

- Người bị mắc bệnh thoái hóa cột sống do di truyền. Theo nghiên cứu thì tỷ lệ thoái hóa cột sống ở người châu Á có xu hướng thấp hơn so với người Châu Âu. Trong đó bao gồm các bệnh lý bẩm sinh nhưng hẹp ống sống hoặc gai cột sống S1….

-Người làm việc hoặc có hoạt động thể lực tác động mạnh đến các khớp xương.

Chế độ dinh dưỡng cũng có quan hệ trực tiếp đến việc hình thành thoái hóa cột sống lưng và cách điều trị. Những người có chế độ dinh dưỡng thiếu vitamin, magie, canxi và các khoáng chất khác thì cuộc sống sẽ dễ bị bào mòn hơn. Khả năng tái tạo xương khớp bị hạn chế làm tăng nguy cơ thoái hóa cột sống. Ngược lại, dinh dưỡng cung cấp đầy đủ sẽ giúp ổn định tình hình bệnh.

5.Triệu chứng của bệnh thoái hóa cột sống lưng

Những người mắc bệnh hoặc chưa mắc bệnh đều quan tâm đến các dấu hiệu của chứng thoái hóa cột sống lưng. Đây là cách để phán đoán khi nào bệnh thoái hóa cột sống lưng xuất hiện. Triệu chứng của bệnh không thể hiện rõ ràng.

Bệnh thường xuất hiện do tiến trình tự nhiên của cơ thể. Tùy thuộc vào nguyên nhân hình thành bệnh mà triệu chứng có thể sẽ khác nhau. Đa số người bị thoái hóa cột sống do nguyên nhân tuổi tác sẽ không xuất hiện bất cứ triệu chứng nào.

Thoái hóa cột sống thắt lưng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả  - Ảnh 4.

TS. BS Nguyễn Vũ

Ngược lại một số người lại có các dấu hiệu thoái hóa cột sống lưng trong suốt một thời gian. Dấu hiệu xuất hiện liên tục, bất ngờ xuất hiện, xuất hiện khi di chuyển đột ngột. Các triệu chứng tăng dần lên theo thời gian. Triệu chứng là những cơn đau nhẹ hoặc cứng khớp khi không cử động hoặc hạn chế vận động. Điển hình như khi ngồi quá nhiều hoặc ngủ dậy.

Bên cạnh đó người bệnh còn có thể xuất hiện một số triệu chứng nghiêm trọng hơn như:

-Tình trạng yếu tay chân,

-Khả năng phối hợp giữa tay và chân kém

-Xuất hiện những cơn co thắt cơ bắp

-Đau cơ bắp

-Đau đầu

-Đi lại khó khăn do mất thăng bằng,

-Mất kiểm soát bàng quang hoặc ruột.

6.Phương pháp chẩn đoán bệnh thoái hóa cột sống lưng

Như đã nêu, nhiều người không xuất hiện triệu chứng dù đã bị thoái hóa cột sống lưng. Vậy phải làm thế nào để phát hiện ra bệnh sớm nhất có thể? Những đối tượng thuộc nhóm có nguy cơ mắc cao nên định kỳ khám để sớm phát hiện bệnh. Phương pháp phổ biến nhất là chụp X quang.

Các bác sĩ sẽ dựa theo tiền sử bệnh để thực hiện kiểm tra thể chất. Những cơn đau hoặc cử động khó khăn vùng lưng có thể là dấu hiệu của bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng. Các triệu chứng sẽ hỗ trợ xác định người bệnh có bị thoái hóa cột sống hay không. Điển hình như dây thần kinh vận động yếu, mất cảm giác hoặc thay đổi phản xạ. Khi đó người bệnh có thể thực hiện một số xét nghiệm:

Thoái hóa cột sống thắt lưng: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị - Ảnh 3.

Tùy thuộc vào nguyên nhân hình thành bệnh thoái hóa cột sống lưng mà triệu chứng có thể sẽ khác nhau

- Chụp X quang để có hình ảnh thoái hóa cột sống thắt lưng trực quan. Phương pháp này sẽ kiểm tra tình trạng xương, đĩa đệm và sụn có bị tổn thương hay không. Thông thường nếu tổn thương sớm ở sụn thì tia X sẽ không phát hiện được.

- Xét nghiệm máu để loại trừ các căn bệnh khác gây ra triệu chứng tương tự.

- Phương pháp chụp cộng hưởng từ MRI xác định tổn thương có thể xảy ra ở dây thần kinh hoặc đĩa đệm khu vực cột sống lưng.

7.Hệ luỵ bệnh thoái hóa cột sống lưng

Đa số người bệnh đều thắc mắc thoái hóa cột sống lưng có nguy hiểm không. Thực tế căn bệnh này không ảnh hưởng đến tính mạng. Tuy nhiên xương bị thoái hóa sẽ gây ra nhiều biến chứng quan hệ trực tiếp đến sức khỏe và sinh hoạt. Điều này thể hiện thông qua một số hậu quả mà người bệnh có thể gặp phải nếu không điều trị kịp thời.

-Hậu quả trong sinh hoạt:

Đa số người mắc bệnh thoái hóa cột sống lưng đều sẽ chịu ảnh hưởng trong sinh hoạt. Đặc biệt là chứng thoái hóa cột sống thắt lưng. Căn bệnh này sẽ làm cứng khớp, sưng đau vùng khớp tạo cảm giác khó chịu cho người bệnh. Các cơn đau thường sẽ xuất hiện khi người bệnh di chuyển đột ngột.

Bên cạnh đó triệu chứng cứng khớp còn gây hạn chế vận động. Những người bị thoái hóa cột sống thắt lưng sẽ khó quay, cúi gập người hoặc đứng lên ngồi xuống. Các hoạt động này đều khiến người bệnh thực hiện rất khó khăn và gây đau đớn khi cử động.

-Nguy cơ bại liệt:

Bệnh thoái hóa cột sống lưng cần điều trị sớm. Nếu bệnh chuyển sang các giai đoạn sau thì có thể khiến xương chèn lên dây thần kinh. Dấu hiệu đầu tiên là tình trạng tê tay với thoái hóa cột sống vùng lưng hoặc tê chân với thoái hóa cột sống thắt lưng.

Lâu dần dấu hiệu này sẽ trở nên nặng hơn gây bại liệt. Người bệnh có thể sẽ mất khả năng lao động hoặc tàn phế. Trong nhiều trường hợp bệnh có thể chèn lên các dây thần kinh quan trọng và gây nguy hiểm tới tính mạng. Tuy nhiên tỷ lệ nguy hiểm đến tính mạng không cao.

-Biến chứng thoát vị đĩa đệm:

Thoái hóa cột sống lưng có thể biến chứng thành thoát vị đĩa đệm. Biến chứng xuất hiện ngay khi có một tác nhân đủ mạnh làm cho đĩa đệm bị chèn ép và thoát khỏi vị trí vốn có. Tác nhân ấy có thể đơn giản là việc mang vác nặng, vận động quá sức, cúi gập người đột ngột…

Khi đó thoái hóa cột sống lưng có thể chuyển thành các vị đĩa đệm. Đĩa đệm thoát khỏi vị trí ban đầu sẽ chèn ép lên ống sống hoặc các dây thần kinh. Triệu chứng xuất hiện thường là các cơn đau, tê mỏi, khó tự động. Ngoài ra thoát vị đĩa đệm còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ khác như rối loạn đại tiểu tiện, đau rễ thần kinh, teo cơ. Thậm chí cuối cùng người bệnh có thể bị tàn phế.

- Biến chứng rối loạn tiền đình:

Thoái hóa cột sống lưng và cách điều trị cần tiến hành nếu không người bệnh sẽ bị biến chứng rối loạn tiền đình. Thoái hóa sẽ gây tổn thương lỗ tiến hợp. Từ đó gây chèn ép mạch máu tạo ra chứng rối loạn tiền đình. Biểu hiện của người bệnh là cảm giác mệt mỏi, lo lắng, trầm cảm, mất ngủ, chán ăn.

Những người cao tuổi thường xuất hiện tình trạng chóng mặt. Đây là nguyên nhân tạo ra tai nạn khi di chuyển. Đặc biệt là khi di chuyển ở những nơi cao như cầu thang, trèo cây, đứng ban công…

-Biến chứng một số bệnh khác:

Thoái hóa cột sống lưng còn có thể gây biến chứng thành một số bệnh khác liên quan đến xương sống. Phổ biến nhất là gai cột sống, gù lưng, đau dây thần kinh tọa, biến dạng cột sống…Tất cả đều có ảnh hưởng đáng kể tới sinh hoạt và sức khỏe người bệnh.

Thoái hóa cột sống thắt lưng: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị - Ảnh 4.

Tập thể dục tốt cho sức khỏe nhất là trong điều trị thoái hóa cột sống lưng.

9.Điều trị thoái hóa cột sống lưng

Tùy theo tình trạng sức khỏe mà triệu chứng bệnh thoái hóa cột sống lưng mà cách điều trị sẽ khác nhau. Nhiều người có thể xuất hiện triệu chứng tương tự nhưng chưa chắc đã bị bệnh thoái hóa cột sống. Vì vậy người bệnh trước hết nên đến cơ sở y tế uy tín để khám và xác định tình trạng bệnh.

Trong trường hợp mắc thoái hóa cột sống lưng thì có thể áp dụng phương pháp dùng thuốc, bảo tồn hoặc phẫu thuật. Phương pháp được tiến hành theo chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo sự phù hợp với sức khỏe. Hiện nay có một số phương pháp nào được áp dụng trong điều trị bao gồm:

9.1. Phương pháp dùng thuốc giảm đau

Phương pháp dùng thuốc giảm đau chỉ mang tính chất hỗ trợ trong trường hợp người bệnh xuất hiện triệu chứng nặng. Bản thân thuốc giảm đau sử dụng cũng được phân cấp theo tình trạng cơn đau từ nhẹ đến nặng.

Những người thoái hóa do viêm khớp tạo ra các cơn đau từ nhẹ đến trung bình sẽ sử dụng Paracetamol. Paracetamol đã được chứng minh có hiệu quả nhất định đối với những người bị chứng bệnh này. Tuy nhiên nếu sử dụng liều cao hơn khuyến cáo thì thuốc có thể gây ra tổn thương gan.

Người bệnh có cơn đau nặng hơn có thể sử dụng thuốc chống viêm không steroid. Thuốc không kê đơn bao gồm ibuprofen và naproxen natri. Liều lượng sử dụng cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ để giảm đau xương khớp. Thuốc chống viêm không steroid được chứng minh có hiệu quả hơn so với paracetamol. Thuốc còn có tác dụng chống viêm.

Nếu thoái hóa cột sống lưng và cách điều trị bằng hai loại thuốc trên không hiệu quả thì bác sĩ có thể đề nghị tiêm thuốc. Một số loại thuốc giảm đau như corticoid sẽ được tiêm vào khu vực quanh cột sống. Tuy nhiên phương pháp này không đem đến lợi ích lâu dài.

Về cơ bản thì thuốc uống giảm đau chỉ có tác dụng nhất thời để giảm triệu chứng. Người bệnh cũng có thể dùng thuốc mỡ hoặc kem bôi để xoa bóp tại khu vực cột sống lưng. Các loại kem bôi cũng có tác dụng hiệu quả trong việc giảm đau từ thoái hóa cột sống lưng.

9.2.Phương pháp thay thế không dùng thuốc

Sử dụng thuốc giảm đau chỉ là phương thức tạm thời không thể điều trị tận gốc bệnh. Đa số bác sĩ sẽ khuyên người bệnh sử dụng một số phương pháp điều trị thay thế không dùng thuốc. Tức là các phương pháp này không sử dụng thuốc mà vẫn có thể kiểm soát tình hình bệnh.

-Phương pháp Massage: Phương pháp Massage hay còn gọi là xoa bóp, tẩm quất. Đây là phương thức sử dụng tay, chân hoặc dụng cụ cơ khí hỗ trợ. Mục đích nhằm dịch chuyển, tăng dụng rộng cơ, xương của cơn người. Các động tác phổ biến của massage là bấm chặt, xoa, vuốt, nhào nặn, đấm vỗ… Qua đó cảm giác đau đớn, tê cứng do bệnh sẽ được giảm bớt.

-Phương pháp châm cứu: Châm cứu là phương pháp cổ truyền đã có từ xa xưa. Các bác sĩ đông y sử dụng thủ thuật chèn kết hợp với dùng châm (kim) để tác động vào huyệt trên cơ thể. Trong đó dùng châm đâm vào huyệt là tác động vật lý. Kích thích các huyệt là tác dụng hóa học.

Sự kết hợp giữa châm và cứu (tác dụng nhiệt) hỗ trợ giảm đau, điều trị bệnh. Bên cạnh phương thức truyền thống là dùng kim thì các bác sĩ đông y còn sử dụng dụng cụ khác. Điển hình như cứu ngải, đèn hồng ngoại, điện cực… Đây đều là các công cụ dùng trong châm cứu.

- Phương pháp chườm nóng hoặc chườm lạnh: Phương pháp này sẽ tác động lên vị trí xương cột sống bị đau. Theo các nghiên cứu bệnh thoái hóa cột sống lưng chườm nóng sẽ đưa khí nóng vào xua tan hàn khí trong cơ thể. Ngược lại chườm lạnh có tác dụng giảm sưng đau tức thời. Người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng.

- Phương pháp kích điện: Kích điện qua da TENS sẽ sử dụng xung điện. Bác sĩ sẽ dùng thiết bị nhỏ có thể tạo ra xung điện ở mức cơ thể chấp nhận được. Các xung điện sẽ tác động vào khu vực bị tổn thương để giảm triệu chứng đau đớn.

-Phương pháp nắn chỉnh cột sống: Áp dụng với những người cột sống đã bị tổn thương. Tức là người bệnh đã có dấu hiệu bị cong, gù, vẹo cột sống hoặc thoát vị đĩa đệm thể nhẹ. Bác sĩ sẽ nắn chỉnh để hỗ trợ giảm đau cột sống, đưa cột sống về đúng vị trí.

- Tắm suối khoáng: Giúp thải độc, thư giản để giảm mệt mỏi, căng thẳng. Thông qua đó triệu chứng bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng sẽ giảm đi nhanh hơn.

Có nhiều phương pháp điều trị thoái hóa cột sống khác nhau mà không sử dụng thuốc. Tuy nhiên, giống với phương thức dùng thuốc, các phương pháp này chỉ mang tính chất hỗ trợ. Người bệnh sẽ giảm triệu chứng khi sử dụng đúng phương pháp. Tốt nhất người bệnh nên nhờ sự hỗ trợ của bác sĩ để đạt được hiệu quả cao nhất.

9.3. Phương pháp phẫu thuật

Thuốc hoặc điều trị không dùng thuốc chỉ có tác dụng với bệnh thoái hóa cột sống thể nhẹ và trung bình. Trong trường hợp người bệnh bị thoái hóa cột sống lưng thể nặng thì sẽ không hiệu quả. Đặc biệt là những biến chứng thoát vị đĩa đệm, rối loạn tiền đình, biến dạng cột sống…

Trong những trường hợp đó người bệnh có thể sẽ phải phẫu thuật. Cụ thể thoái hóa cột sống lưng và cách điều trị sẽ được bác sĩ chỉ định rõ hơn. Đối tượng thường là người bị thoái hóa cột sống lưng triệu chứng nặng và đã điều trị kéo dài không đỡ. Trường hợp cần phong bế dây thần kinh đã bị chèn ép dẫn đến tê liệt, tổn thương cần phẫu thuật sớm nhất có thể.

10. Điều trị tại nhà bệnh thoái hóa cột sống lưng

Người không may mắc thoái hóa cột sống lưng và cách điều trị sẽ tùy thuộc tình hình sức khỏe. Bên cạnh phương pháp bác sĩ tư vấn, người bệnh có thể tự điều trị tại nhà.

Người bệnh có thể điều trị bằng cách:

-Xoa bóp bằng thuốc hoặc dầu nóng tại vùng bị thoái hóa để giảm triệu chứng bệnh.

-Sử dụng chế độ dinh dưỡng phù hợp với người bị thoái hóa cột sống.

-Chỉnh sửa tư thế ngồi, đứng, di chuyển để hạn chế bệnh gia tăng.

-Tập luyện thể chất với cường độ nhẹ như đi bộ hoặc bơi lội để tăng tính dẻo dai cho xương. Ngoài ra thể dục còn giúp tăng cường cơ bắp nâng đỡ cột sống.

-Người thừa cân thì nên áp dụng chế độ giảm cân khoa học.

-Tập vật lý trị liệu dưới sự hỗ trợ, hướng dẫn của bác sĩ.

-Nghỉ ngơi khi cảm thấy đau đớn.

-Ngừng hoặc giảm tối đa những hoạt động có thể khiến bệnh trở nặng.

Thoái hóa cột sống thắt lưng: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị - Ảnh 5.

Chế độ dinh dưỡng lành mạnh với nhiều thực phẩm có lợi cho xương khớp đặc biệt là thịt, trứng, cá, sữa, tôm, cua… giúp chắc xương.

11. Phòng thoái hóa cột sống lưng như thế nào hiệu quả?

"Phòng hơn chữa". Đây là quan niệm đã được lưu truyền từ xưa đến nay và vẫn có hiệu quả. Người chưa có bệnh thì phải phòng bệnh. Người đã mắc bệnh thì cần áp dụng phương pháp phù hợp để có hiệu quả điều trị tốt nhất.

Thoái hóa cột sống lưng có chữa được không? Thực tế cơ thể thoái hóa là tiến trình tự nhiên không thể tránh khỏi được. Kể cả những người khỏe mạnh thì cũng có thể bị thoái hóa cột sống. Điều khác biệt là thời điểm mắc bệnh sẽ muộn hơn, triệu chứng giảm bớt đi.

Các phòng bệnh như sau:

-Áp dụng chế độ dinh dưỡng lành mạnh với nhiều thực phẩm có lợi cho xương khớp. Đặc biệt là thịt, trứng, cá, sữa, tôm, cua… Đây là những thực phẩm có nhiều canxi, magie, khoáng chất giúp chắc xương.

-Giảm thiểu thực phẩm chứa nhiều đường, bột, muối, thức ăn nhanh để tránh thừa cân gây gánh nặng cho khung xương.

-Loại bỏ thói quen xấu như dùng chất kích thích, hút thuốc, uống rượu…

-Cố gắng uống đủ nước mỗi ngày.

-Ăn nhiều trái cây hoặc các loại rau xanh. Đặc biệt là rau rền, giá, bắp cải chứa nhiều dưỡng chất cho xương khớp.

-Tập luyện thể thao đều đặn để tăng tính linh hoạt cho xương và hạn chế triệu chứng nếu mắc bệnh.

Tóm lại: Việc áp dụng phương thức phòng và điều trị có thể áp dụng với mọi đối tượng. Tuy nhiên về cơ bản thì người bệnh vẫn nên đến cơ sở y tế uy tín để được kiểm tra cẩn thận. Nếu tình hình bệnh nghiêm trọng thì có thể sẽ phải dùng thuốc điều trị hoặc phẫu thuật. Khi đó phương thức điều trị tại nhà sẽ không hiệu quả.

 Thoái hóa khớp phòng ngừa và điều trị thế nào? Thoái hóa khớp phòng ngừa và điều trị thế nào?

SKĐS- Thoái hóa khớp thường gặp ở người trên 50 tuổi, biểu hiện lâm sàng là đau lưng, đau gối, đau háng. Đau tăng lên khi vận động, đứng lên, ngồi xổm, đi lại...Đây là bệnh liên quan chặt chẽ với độ tuổi gây ảnh hưởng nhiều sức khỏe.


TS. BS Nguyễn Vũ
Phó trưởng khoa Ngoại thần kinh, Cột sống (BV Ðại học Y Hà Nội)
Ý kiến của bạn