1. Cột sống thắt lưng là gì?
Cột sống thắt lưng là một phần thuộc cấu trúc của cột sống. Cột sống thắt lưng gồm có 5 đốt, được kí hiệu từ L1 đến L5. Các đốt sống thắt lưng nằm giữa lồng xương sườn và xương chậu.
Cột sống thắt lưng có chức năng chống đỡ sức nặng của cơ thể và kết nối các xương khác với nhau, giúp chuyển động của cơ thể trở lên linh hoạt. Cột sống còn giúp bảo vệ tủy sống - một bộ phận của hệ thần kinh trung ương chi phối các hoạt động của cơ thể. Cột sống thắt lưng liên kết với các xương sườn tạo thành một bộ khung vững chắc cho các cơ bám vào để bảo vệ nội tạng.

Cấu tạo của cột sống.
2. Thoái hóa cột sống thắt lưng là gì?
Thoái hóa cột sống thắt lưng là bệnh lý mạn tính khi sụn khớp và đĩa đệm bị thoái hóa khiến xương phát triển trên các đốt của cột sống. Tình trạng bệnh tiến triển từ từ có khả năng gây đau đớn, cứng khớp, suy giảm khả năng vận động của người bệnh. Bệnh không chỉ gặp ở người già mà người trẻ tuổi làm việc trong điều kiện không phù hợp cũng có nguy cơ cao bị bệnh này.
3. Triệu chứng của bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng
- Người mắc bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng có thể xuất hiện tình trạng đau vùng lưng dưới liên tục trong khoảng 6 tuần, có thể lan rộng xuống mông và hai chi dưới. Tình trạng đau gia tăng khi người bệnh vặn mình, nâng nhấc đồ vật hoặc thời tiết thay đổi. Các cơn đau có thể chia thành từng đợt và kéo dài. Những cơn đau khiến người bệnh khó khăn khi vận động, không thể thực hiện các động tác như vặn mình, cúi người.
- Người bị thoái hóa đốt sống thắt lưng cũng xuất hiện tình trạng tê bì chân tay, thường xuất hiện về đêm, sáng sớm hoặc khi thời tiết thay đổi.
- Thoái hóa cột sống thắt lưng có thể gây yếu hoặc teo cơ chi dưới. Lúc này, người bệnh khó giữ thăng bằng khi đứng hoặc di chuyển. Đây cũng là biểu hiện cho thấy bệnh đang ở mức độ nghiêm trọng.
- Thoái hóa cột sống thắt lưng có thể khiến người bệnh mất kiểm soát bàng quang hoặc ruột, kèm theo cơn đau co thắt cơ bắp.

Người mắc bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng có thể xuất hiện tình trạng đau vùng lưng dưới liên tục trong khoảng 6 tuần, có thể lan rộng xuống mông và hai chi dưới.
4. Thoái hóa cột sống thắt lưng có lây truyền không?
Thoái hóa cột sống thắt lưng không phải là bệnh lây nhiễm nên không lây truyền từ người này sang người khác.
5. Nguyên nhân gây ra tình trạng thoái hóa cột sống thắt lưng
- Tình trạng thoái hóa cột sống thắt lưng có thể do áp lực lớn tác động lên đĩa đệm và sụn khớp thường xuyên, kéo dài khiến cho phần xương dưới sụn cùng phần sụn bị tổn thương, đĩa đệm bị giảm hoặc mất tính đàn hồi.
- Tuổi tác gia tăng tác động đến hệ thống xương khớp khiến sụn khớp dễ bị bào mòn và lão hóa. Đây cũng là yếu tố làm cho quá trình trao đổi chất và sản sinh tế bào mới ngày càng kém đi, lâu dần gây thoái hóa đốt sống lưng.
- Một số người ít vận động khiến cho quá trình trao đổi chất, tuần hoàn máu cũng như hệ xương hoạt động kém đi nên tốc độ thoái hóa đốt sống được đẩy nhanh.
- Lao động nặng thường xuyên, hay phải xoay cổ, cúi người, đứng hoặc ngồi sai tư thế... tạo áp lực lớn lên đĩa đệm và sụn khớp khiến cột sống nhanh bị thoái hóa.
- Chế độ dinh dưỡng thiếu cân đối hoặc bị rối loạn chức năng trao đổi chất cũng có thể là nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ mắc thoái hóa cột sống thắt lưng.
- Cột sống thắt lưng là bộ phận phải chịu nhiều áp lực từ sức nặng của cơ thể mỗi khi di chuyển hoặc vận động. Khi cân nặng tăng, đặc biệt béo phì, thừa cân thì áp lực lên cột sống càng lớn, từ đó tăng nguy cơ thoái hóa.
- Một số trường hợp người bệnh gặp chấn thương khiến cột sống thắt lưng thương tổn nhưng không được điều trị kịp thời và đúng cách cũng có thể dẫn đến tình trạng thoái hóa.
- Một số yếu tố khác cũng làm gia tăng nguy cơ thoái hóa cột sống thắt lưng như di truyền, dị tật bẩm sinh, từng trải qua phẫu thuật cột sống…
6. Phương pháp điều trị bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng
Dựa trên kết quả kiểm tra, chẩn đoán, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị cụ thể, phù hợp với từng bệnh nhân.

Khi áp dụng châm cứu, các cơn đau ở thắt lưng sẽ nhanh chóng được xoa dịu. Tuy nhiên, hiệu quả giảm đau của phương pháp này chỉ là tạm thời bởi nguyên căn của thoái hóa cột sống vẫn chưa được điều trị tận gốc.
- Người bệnh có thể thư giãn và nghỉ ngơi, vận động nhẹ nhàng để giảm các triệu chứng.
- Sử dụng các sản phẩm có tác dụng tăng cường tái tạo xương dưới sụn và sụn khớp, nhờ đó hỗ trợ cải thiện tích cực bệnh thoái hóa đốt sống lưng.
- Dùng thuốc giảm đau: khi các cơn đau trở nên dữ dội và dai dẳng, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân dùng một số loại thuốc giảm đau. Tuy nhiên, nếu dùng thuốc trong thời gian dài có thể ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và nếu ngừng thuốc sẽ bị tái đau.
- Vật lý trị liệu: Đây là phương pháp phổ biến trong điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng nhằm hạn chế tình trạng co cứng khớp, tăng cường sự lưu thông máu đến các khớp và giúp các cử động không còn khó khăn.
- Châm cứu: khi áp dụng châm cứu, các cơn đau ở thắt lưng sẽ nhanh chóng được xoa dịu. Tuy nhiên, hiệu quả giảm đau của phương pháp này chỉ là tạm thời bởi nguyên căn của thoái hóa cột sống vẫn chưa được điều trị tận gốc.
- Phẫu thuật: Khi bệnh tiến triển đến giai đoạn nặng, không đáp ứng điều trị nội khoa thì phẫu thuật là phương án cần thiết để điều trị bệnh.