Hà Nội

Thỏa thuận quốc tế về khủng hoảng Ukraine có khả thi?

21-04-2014 12:17 | Quốc tế
google news

Một vụ nổ súng làm chết người ở miền đông Ukraine khiến người ta nghi ngờ về tính khả thi của thỏa thuận đạt được giữa Nga, Ukraine, Hoa Kỳ, và EU

Một vụ nổ súng làm chết người ở miền đông Ukraine khiến người ta nghi ngờ về tính khả thi của thỏa thuận đạt được hôm thứ Năm giữa Nga, Ukraine, Hoa Kỳ, và Liên minh châu Âu (EU)

Theo VOA, một vụ nổ súng làm chết người ở miền đông Ukraine khiến người ta nghi ngờ về tính khả thi của thỏa thuận đạt được hôm thứ Năm giữa Nga, Ukraine, Hoa Kỳ, và Liên hiệp châu Âu, nhằm làm dịu tình hình trong vùng lãnh thổ miền đông nhiều biến động của Ukraine. VOA tường thuật rằng mặc dù vẫn còn nhiều điều chưa rõ về vụ nổ súng tại một trạm kiểm soát do các phần tử thân Nga đòi ly khai canh giữ, vụ này đã làm tan vỡ thỏa thuận hưu chiến nhân Lễ Phục Sinh và dường như đã làm tiêu tan hy vong mong manh đạt được kết thúc nhanh chóng cho tình hình bất ổn. Các giới chức Nga và Ukraine tố cáo nhau về trách nhiệm trong vụ nổ súng và tình trạng xáo trộn phủ lên miền đông Ukraine. Lên tiếng trong chương trình Meet the Press của đài truyền hình NBC ở Mỹ, Thủ tướng Ukraine Arseniy Yatsenyuk nói: “Tổng thống Nga Vladimir Putin đang mơ phục hồi Liên bang Xô-Viết. Và ông ấy mỗi ngày một đi xa hơn, và xa hơn nữa, và có Thượng đế mới biết nơi nào là điểm cuối. Thủ tướng Ukraine yêu cầu Moscow chấp nhận và thực hiện chính sách không can thiệp vào đất nước ông. Ông nói: “Họ có đất nước của họ. Chúng tôi có đất nước của chúng tôi. Nếu Nga triệt thoái, đất nước Ukraine của chúng tôi sẽ là một quốc gia độc lập, có chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và thống nhất.” Ông Sergey Kislyak, đại sứ Nga tại Washington, nói rằng mục tiêu duy nhất của Moscow là bảo vệ người sắc tộc Nga ở Ukraine. Lên tiếng trong chương trình tin tức của đài truyền hình Fox hôm Chủ nhật, ông Kislyak nói: “Chúng tôi chỉ muốn người Ukraine tìm ra một đường lối đối thoại, một hiến pháp mới sẽ giúp họ sống trong một đất nước dân chủ, hậu thuẫn cho quyền của tất cả các nhóm sắc tộc, trong đó, lẽ đương nhiên, có người Nga. Ông Kislyak nói rằng Nga vẫn cam kết theo đuổi thỏa thuận quốc tế đạt được hồi tuần trước, yêu cầu giải giới thành phần tranh đấu bạo động ở miền đông Ukraine. Ngay cả trước khi xảy ra vụ nổ súng hôm Chủ nhật, Tổng thống Mỹ Barack Obama nói rằng ông không chắc thỏa thuận mang lại kết quả. Ông nói: “Hy vọng của tôi là chúng ta thực sự thấy diễn biến của nó ra sao trong những ngày tới. Tuy nhiên tôi không nghĩ, với những gì đã xảy ra trong quá khứ, chúng ta có thể tin tưởng vào đó, và chúng ta phải sẵn sàng để sẽ có thể phải đối phó với các nỗ lực tiếp tục can thiệp của Nga ở miền đông và miền nam Ukraine.”

Một số nhà lập pháp Hoa Kỳ thúc giục chính quyền thực hiện thêm các bước gây áp lực với Nga. Nói chuyện trên đài truyền hình NBC, Thượng nghị sĩ Cộng hòa Bob Corker cho rằng các biện pháp trừng phạt của Mỹ chưa ảnh hưởng đến Moscow.

Ông nói: “Đối với tôi, trừ phi Nga bắt đầu ngay lập tức triệt thoái 40.000 binh sĩ trong vùng biên giới, hiện đang đe dọa người dân Ukraine, trừ phi họ bắt đầu di chuyển binh sĩ đi ngay lập tức, tôi thực sự tin là chúng ta nên trừng phạt một số công ty Nga trong lãnh vực năng lượng - như Gazprom và các công ty khác. Tôi nghĩ chúng ta nên có biện pháp đối với một số các ngân hàng lớn. Và chắc chắn là chúng ta nên tăng cường các quan hệ an ninh của chúng ta với Ukraine.” Chính quyền Tổng thống Obama đã loại trừ việc trợ giúp võ khí sát thương cho Ukraine, và tuyên bố sẵn sàng mở rộng các biện pháp trừng phạt hiện nay và cả những biện pháp mới.

Theo BizLive

 


Ý kiến của bạn