Hà Nội

Thở bằng miệng làm gia tăng bệnh hô hấp

05-07-2018 14:20 | Đời sống
google news

SKĐS - Tôi bị viêm mũi dị ứng nên thường xuyên phải thở bằng miệng. Việc thở bằng miệng thường xuyên như thế có hại cho hệ hô hấp không, thưa bác sĩ?

Tôi bị viêm mũi dị ứng nên thường xuyên phải thở bằng miệng. Việc thở bằng miệng thường xuyên như thế có hại cho hệ hô hấp không, thưa bác sĩ?

Dương Hải Long (Lạng Sơn)

Hệ thống hô hấp gồm đường hô hấp (lỗ mũi, yết, hầu, khí quản, khí quản nhánh) và phổi. Lỗ mũi được coi như cửa ngõ của đường hô hấp, cũng là màn chắn đầu tiên trước khi không khí đi vào cơ thể. Hốc mũi được che phủ bởi một lớp niêm mạc với nhiều mạch máu nhỏ li ti và các tuyến thể giúp làm ấm và làm ẩm không khí được hít vào. Các tuyến thể trong niêm mạc mũi còn tiết ra một chất nhầy nhằm giữ bụi bặm và vi khuẩn trong không khí lại. Lông trong mũi cũng có tác dụng ngăn cản bụi. Trong niêm mạc mũi còn có những tế bào khứu giác. Các tế bào này khi ngửi thấy những mùi vị kích thích hoặc có hại cho cơ thể lập tức phản ánh lên đại não và dưới sự chỉ huy của đại não, chúng ta sẽ bịt mũi lại để giảm nhẹ sự tổn thương do khí độc gây nên. Có thể nói, mũi như một nhà máy lọc không khí tuyệt vời nhất, đem đến cho cơ thể không khí trong lành nhất. Còn miệng là cơ quan của hệ tiêu hóa, không có công năng như mũi. Việc thở bằng miệng chỉ coi là biện pháp bất đắc dĩ, vì  nếu thở bằng miệng, không khí “thô” với bao nhiêu bụi bẩn, vi khuẩn có hại sẽ trực tiếp vào phổi, gây ra các bệnh về phổi và đường hô hấp. Nếu bạn bị viêm mũi, cần điều trị tích cực để phục hồi công năng cho mũi.


BS. Nguyên Diễn
Ý kiến của bạn
Tags: