Theo y học cổ truyền, thịt vịt có vị ngọt, tính hàn, lợi về các kinh phế, tỳ, thận; dùng trong trường hợp suy nhược cơ thể, ăn uống kém, đại tiện táo, họng khô miệng khát, ra mồ hôi trộm, phù nề, nam giới di tinh, phụ nữ kinh nguyệt ít.
Sách bản thảo cương mục ghi nhận, thịt vịt chủ đại bổ hư lao, tiêu độc, lợi tiểu tiện, trừ thủ thũng, lợi tạng phủ, tiêu sưng, ổn định co giật…
Xét từ góc độ đông y, vịt trống đầu xanh mạnh về lợi tiểu tiện. Vịt trắng xương đen trị hư lao nhiệt độc. Nhưng nhìn chung để làm thuốc nên dùng thịt vịt mái già.
Bồi dưỡng bằng thịt vịt với 3 món sau:
Thịt vịt hầm ngọc trúc sa sâm
Thành phần: Vịt mái già một con, sa sâm 50g, ngọc trúc 50g, gia vị gừng tươi, bột tiêu, muối, hành, rượu vang (20ml)....
Cách làm: Vịt làm sạch (bỏ lòng). Hai vị thuốc ngâm nước lạnh trước 5 phút, cho vào bụng vịt, thêm nước cùng gia vị vừa đủ. Hầm mềm. Ăn thịt vịt, dùng canh thuốc.
Công dụng: Có tác dụng tư âm bổ phế. Dùng trong trường hợp ho suyễn, nội nhiệt, chảy máu cam, đại tiện táo kết, viêm dạ dày, đái tháo đường.
Vị thuốc ngọc trúc hầm thịt vịt chữa bệnh.
Thịt vịt nấu khiếm thực
Thành phần: Vịt mái già một con, khiếm thực 200g, gia vị gừng tươi, bột tiêu, muối, hành, rượu vang (20ml)....
Cách làm: Vịt làm sạch (bỏ lòng). Khiếm thực rửa sạch cho vào bụng vịt, thêm nước cùng gia vị vừa đủ. Hầm mềm. Ăn thịt vịt, dùng canh thuốc.
Công dụng: Có tác dụng ích tỳ vị (lợi dạ dày), lợi thủy, cố thận, liễm tinh. Dùng trong trường hợp mắc chứng tiêu khát (đái tháo đường), thận hư, di tinh, thủy thũng, tỳ vị hư nhược.
Thịt vịt nấu đông trùng hạ thảo
Thành phần: Vịt trống già một con, đông trùng hạ thảo 10g.
Nếu không có đông trùng hạ thảo có thể dùng: Tỏa dương 5g, câu kỷ tử 5g) gia vị gừng tươi, bột tiêu, muối, hành, rượu vang 20ml...
Cách làm: Vịt làm sạch, rạch từ đầu thẳng xuống cổ, cho 3g đông trùng hạ thảo vào lấy dây buộc lại, còn lại cho vào bụng vịt (đã bỏ lòng), để vào âu lớn, đặt vào nồi chưng hấp cho chín. Ăn thịt vịt, dùng canh thuốc.
Cây và vị thuốc tỏa dương nấu thịt vịt chữa bệnh
Công dụng: Công dụng bổ phế thận, ích tinh tủy. Dùng trong các trường hợp suy nhược cơ thể, ho suyễn hư lao, yếu sinh lý, lưng gối đau mỏi, ra mồ hôi nhiều.
Một số món thịt vịt bổ dưỡng khác
1. Thịt vịt, đan sâm - Dùng cho người bị trúng phong bán thân bất toại.
2. Thịt vịt hà thủ ô, hoa hoè - Dùng tốt cho người cao tuổi, người mắc bệnh trĩ..
3. Thịt vịt, bách hợp - Thích hợp với người bị viêm phế quản mãn tính, ho ra máu.
4. Thịt vịt đỗ trọng - Thích hợp với người huyết áp cao, đau đầu, chóng mặt, tâm phiền, mất ngủ, hay quên.
5. Thịt vịt, trần bì, hoàng kỳ - Đại bổ nguyên khí, dùng trong trường hợp tỳ vị hư nhược.
Xem thêm video đang được quan tâm:
Bộ trưởng Bộ Y tế kiểm tra công tác tiêm chủng tại Hà Nội.