Hà Nội

Thịt nhân tạo Nguồn thực phẩm tương lai

04-03-2014 14:00 | Y học 360
google news

SKĐS - Môi trường ô nhiễm, dân số bùng nổ, trong tương lai không xa con người sẽ đối mặt với nạn đất đai canh tác ngày càng thu hẹp, nguồn lương thực thực phẩm ngày càng khan hiếm...

Môi trường ô nhiễm, dân số bùng nổ, trong tương lai không xa con người sẽ đối mặt với nạn đất đai canh tác ngày càng thu hẹp, nguồn lương thực thực phẩm ngày càng khan hiếm... Bởi vậy, gần đây các nhà khoa học đã đưa ra giải pháp hữu hiệu mở đầu cho một cuộc cách mạng thực phẩm toàn cầu, đó là việc sử dụng nguồn thực phẩm thay thế như thịt nhân tạo được sản xuất từ nguồn tế bào nuôi cấy.

Chiếc hamburger có nhân được làm từ thịt nhân tạo.

Chiếc hamburger có nhân được làm từ thịt nhân tạo.

Tháng 8/2013, tờ “Thế giới các thành phần phực phẩm” (The World of Food Ingredients), một tạp chí chuyên ngành hàng đầu về dinh dưỡng đưa tin ở London, Anh Quốc, có một loại bánh kẹp hamburger trong đó nhân hoàn toàn dùng thịt có nguồn gốc từ tế bào nuôi cấy. Theo tạp chí này, tác giả bài viết  - TS. HenkHoogenkamp, một chuyên gia nổi tiếng thế giới về protein và vật liệu sinh học, y học tái sinh, phát biểu: “Đây là màn mở đầu cho một cuộc cách mạng thực phẩm toàn cầu”.

Theo đó, kỹ thuật trên được thực hiện theo công nghệ bao gồm việc lấy một số tế bào gốc của cơ trên cơ thể động vật và nhân giống chúng trong một dung dịch đặc biệt và được nuôi dưỡng trong phòng thí nghiệm. Kết quả thu được thịt từ việc nuôi cấy này giống thịt động vật một cách lạ lùng. Tác giả bài viết mô tả là khi các bà nội trợ mua thịt từ ngoài chợ, họ sẽ khó có thể phân biệt được thứ “thịt nhân tạo này” với thứ thịt động vật sau khi qua lò mổ. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là liệu mọi người có hứng thú với món thịt được sản xuất trong “nhà máy” hay không?

Theo TS. HenkHoogenkamp, việc để cộng đồng chấp nhận thịt bằng công nghệ nuôi cấy (thịt nhân tạo) còn quan trọng hơn kỹ thuật để sản xuất loại thịt này. Bằng kỹ thuật hiện đại, chúng ta có thể pha thêm các thành phần động vật khác như mỡ, mô liên kết, máu... Chẳng hạn, màu đỏ của thịt là do huyết sắc tố nên chúng ta có thể thêm vào thịt nuôi cấy màu đỏ tự nhiên của huyết sắc tố hiện có trên thị trường được chế từ hồng cầu, điều này khiến cho các khối thịt nhân tạo sẽ có các chỉ số sinh thương phẩm tương đương như thịt từ động vật. Trong tương lai cũng có thể sản xuất hồng cầu trong phòng thí nghiệm, không cần đến hồng cầu tự nhiên của máu động vật. Với mỡ và các mô khác cũng được thực hiện theo cách tương tự.

Hơn nữa, ngoài thịt nhân tạo được sản xuất từ tế bào gốc động vật, ta có thể nuôi côn trùng theo phương pháp công nghiệp để lấy được những protein cần thiết làm thực phẩm cho con người. Protein của côn trùng là protein có chất lượng cao và có thể chế biến giống như mô động vật. Các protein thủy phân côn trùng còn có thể cho thêm vào với protein thực vật để bổ sung cho các acid amin cơ bản. Trên hành tinh, sau vi khuẩn và nấm thì côn trùng là những sinh vật hữu hiệu vì chúng cần rất ít năng lượng và thức ăn để sống và phát triển. Hiện nay chúng ta đã có đủ kiến thức và kỹ thuật cần thiết để nuôi, sản xuất côn trùng ở quy mô công nghiệp, do đó có những thuận lợi như nuôi cấy sản xuất thịt nhân tạo.

Trên cơ sở này, nhiều nhà khoa học dự đoán là trong vòng mươi, mười lăm năm tới, nhân loại sẽ tự nuôi dưỡng từ nguồn thực phẩm thay thế chủ yếu bằng nguồn protein từ côn trùng và thịt nhân tạo!

Theo TS. HenkHoogenkamp, chỉ một lần lấy tế bào gốc từ một động vật, có thể sản xuất 20.000 tấn thịt bò nhân tạo hoặc nói khác đi là 175 triệu bánh kẹp hamburger. Hiện nay, 50% lượng thịt bò được tiêu thụ dưới dạng thịt xay để làm bánh hamburger hoặc những món ăn khoái khẩu phổ biến khác. Do đó không có lý do khách quan nào để bào chữa cho việc tiếp tục sản xuất thực phẩm đắt tiền từ những con vật sống!

Hơn nữa thịt nhân tạo là những loại thực phẩm có chất lượng tốt, lành hơn, sạch hơn vì không có nguy cơ nhiễm vi khuẩn Salmonella và E. coli  gây bệnh hoặc bệnh bò điên! Tiêu thụ thịt nhân tạo cũng giảm nguy cơ mắc các bệnh như ung thư, tim mạch, đái tháo đường...

Ngoài ra, loại thịt nuôi cấy trên còn thân thiện với môi trường hơn thịt động vật: sản xuất 1kg thịt vật nuôi cần 9kg thức ăn gia súc, 2.000 lít nước. Việc chăn nuôi chiếm 70% diện tích đất đai nông nghiệp, đồng cỏ. Sản xuất thịt nhân tạo giảm khí methan, giảm hiệu ứng nhà kính.

Để kết luận, có thể nói: “Việc sản xuất thịt bằng cách nhân giống tế bào gốc động vật hay thịt nhân tạo có khả năng là một giải pháp sinh thái thay thế bền vững cho các chu kỳ sinh sản hữu hiệu của đàn gia súc”.

(Theo SNI, tháng 2/2014)

   P. Huy

 


Ý kiến của bạn