Thịt ba ba dưỡng âm, lương huyết

04-09-2013 09:09 | Y học cổ truyền
google news

Theo y học cổ truyền, thịt ba ba có vị ngọt, tính bình, công dụng dưỡng âm, lương huyết, bổ hư nhuyễn kiên,… thích hợp làm món ăn bồi bổ cho người tạng nhiệt, nóng trong, mồ hôi ra nhiều; người già; người bệnh mạn tính,…

Theo y học cổ truyền, thịt ba ba có vị ngọt, tính bình, công dụng dưỡng âm, lương huyết, bổ hư nhuyễn kiên,… thích hợp làm món ăn bồi bổ cho người tạng nhiệt, nóng trong, mồ hôi ra nhiều; người già; người bệnh mạn tính,…

Một số món ăn chữa bệnh từ thịt ba ba

Hỗ trợ điều trị viêm thận mạn tính: Thịt ba ba 500g, tỏi 50g, một ít đường trắng và một chút rượu trắng. Cho tất cả vào nồi, thêm nước xâm xấp, hấp chín thịt ăn trong ngày. Ăn liền 3-4 ngày.

Trị đau nhức xương, người nóng hâm hấp: Lấy 1 con ba ba khoảng 1kg, làm sạch, bỏ nội tạng; địa cốt bì 25g; sinh địa 25g; mẫu đơn bì 15g. Tất cả cho vào nồi, hầm chín, nêm gia vị, ăn trong ngày. Ăn vài ngày.

Thịt ba ba dưỡng âm, lương huyết 1Thịt ba ba thích hợp với người tạng nhiệt, người bệnh mạn tính...
Người già thận hư, đau lưng: Ba ba 1 con khoảng 1kg, làm sạch, bỏ nội tạng; đỗ trọng 15g, cho vào nồi, thêm nước, đun nhỏ lửa hầm cho đến khi thịt ba ba chín nhừ. Khi chuẩn bị bắc ra cho thêm vài lát gừng, gia vị. Ăn 1 - 2 lần/tuần.

Phụ nữ kinh nguyệt không đều, ra huyết trắng: Ba ba 1 con khoảng 1kg; táo đỏ 20g; Nếu có  điều kiện thêm đông trùng hạ thảo (10g) càng tốt; Gia vị, một ít rượu trắng, vài lát gừng, tỏi, 1 lít nước. Tất cả cho vào nồi hấp chín ăn trong ngày. Ăn liền vài ngày.

Hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dạ dày: Dùng 250g thịt ba ba, thái miếng nhỏ cho vào một cái dạ dày lợn đã làm sạch, hầm nhừ, chia ăn vài lần trong ngày. Ăn liền 5 - 7 ngày.

Hỗ trợ điều trị viêm họng, viêm phế quản mạn: Ba ba 1 con khoảng 1kg; bối mẫu, ngân sài hồ, hạnh nhân, mỗi vị 15g. Ba ba làm sạch, bỏ nội tạng, chặt miếng, cho vào nồi cùng các vị thuốc, thêm nước hầm nhừ. Khi ăn bỏ bã thuốc, nêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày. Món ăn này có tác dụng dưỡng âm, thanh nhiệt, nhuận phế, chỉ khái, dùng rất thích hợp cho các trường hợp bị bệnh trên. 

Lưu ý: Người hư hàn không nên ăn nhiều thịt ba ba, nếu muốn dùng cần phối hợp với các vị có tính ấm nóng, tác dụng kích thích tiêu hóa. Phụ nữ có thai, người có tỳ vị hư hàn khi có biểu hiện sắc mặt nhợt nhạt, mệt mỏi, đầy bụng chậm tiêu, đại tiện lỏng nát, phân sống,… không nên dùng thịt ba ba.

Bác sĩ  Thúy An


Ý kiến của bạn