Thiếu vitamin D có thể đe dọa tính mạng

02-11-2023 14:56 | Thông tin dược học
google news

SKĐS - Ngày càng có nhiều người bị thiếu vitamin D, ước tính có hơn 1 tỷ người trên thế giới có mức vitamin D thấp. Tình trạng này có khả năng đe dọa đến tính mạng…

1. Nguyên nhân thiếu vitamin D

Thiếu vitamin D ngày càng phổ biến là do chúng ta đang sống, làm việc và dành nhiều thời gian ở trong nhà nhiều hơn bao giờ hết.

Bên cạnh đó, khi ra ngoài, lại bôi kem chống nắng. Kem chống nắng được khuyến cáo dùng hàng ngày, quanh năm. Nếu bôi đúng cách sẽ ngăn cản việc sản xuất vitamin D, vì có tới 90% vitamin D cung cấp cho có thể đến từ ánh sáng mặt trời. Nếu không tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời gian ánh nắng cao điểm, chúng ta không thể tạo ra vitamin D một cách tự nhiên trong da. Trong khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời làm tăng nguy cơ ung thư da...

Ngoài ra, nồng độ vitamin D giảm nhanh chóng khi mặt trời trở nên yếu hơn vào mùa thu, đặc biệt là mùa đông. Do đó, cần bổ sung đầy đủ vitamin D cho cơ thể để bảo vệ sức khỏe.

2. Tại sao vitamin D lại quan trọng?

photo-1698910764076

Vitamin D tan trong chất béo cần thiết cho sức khỏe, giữ cho xương khỏe mạnh, cải thiện sức khỏe tinh thần và giúp bạn ngủ ngon…

Vitamin D rất cần thiết để hấp thu canxi vào ruột. Nếu không hấp thu được canxi, sẽ dẫn tới tình trạng loãng xương (ở người lớn) và còi xương (ở trẻ em).

Thiếu vitamin D còn làm suy giảm sức đề kháng của cơ thể, khiến cho cơ thể dễ bị nhiễm trùng hơn; tăng mắc các bệnh chuyển hóa (như đái tháo đường, rối loạn mỡ máu…). Vitamin D cũng ảnh hưởng đến hệ thần kinh và tác động tới hoạt động của melatonin (điều hòa đồng hồ sinh học và giấc ngủ của cơ thể), làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ (như khó ngủ, ngủ không ngon giấc)…

Thiếu vitamin D còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư, tự miễn, các vấn đề về tim, suy giảm xương và tăng nguy cơ tử vong sớm. Do đó, mức vitamin D tối ưu giúp giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh mạn tính nguy hiểm.

3. Khuyến nghị bổ sung vitamin D

Theo Viện Dinh dưỡng, nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam đối với vitamin D như sau (microgam/ngày):

- RDA: Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị.

- UL: Giới hạn tiêu thụ tối đa.

photo-1698910764740

Để đảm bảo lượng vitamin D hấp thụ đủ cho cơ thể, ngoài việc phơi nắng thường xuyên (là cách tự nhiên nhất để có đủ vitamin D), có thể bổ sung nguồn thực phẩm giàu vitamin D như: Dầu gan cá tuyết, cá kiếm, cá hồi, cá mòi, cá ngừ đóng hộp, gan bò, lòng đỏ trứng, nấm…

Thực phẩm bổ sung và các sản phẩm chứa vitamin D cũng có thể được cân nhắc dùng theo chỉ đinh của bác sĩ, sau khi được làm các xét nghiệm cho thấy nồng độ vitamin D thấp trong cơ thể. Vitamin D chỉ tốt khi dùng đúng và đủ, nếu dùng thừa sẽ gây hại.

Ngày 2/11 là Ngày vitamin D Thế giới, nhằm nâng cao nhận thức của mọi người về sự giảm sút mức độ vitamin D trong cơ thể và sự cần thiết phải hành động để ngăn ngừa sự thiếu hụt này khi mùa đông đang đến gần, khi mà mức độ ánh sáng mặt trời yếu đi khó có thể tạo ra vitamin D một cách tự nhiên trong da hiệu quả. Bổ sung đầy đủ vitamin D giúp giảm nguy cơ mắc bệnh và đạt được sức khỏe tổng thể tối ưu.

Mời độc giả xem thêm video:

7 lợi ích của vitamin C



DS. Nguyễn Thu Giang
Ý kiến của bạn