Dấu hiệu thiếu sắt
Thiếu sắt có thể gây thiếu máu, và là một tình trạng tiến triển âm thầm. Tuy nhiên, bạn có thể nhận biết thông qua các dấu hiệu và triệu chứng dưới đây:
- Tái xanh và mệt mỏi
- Khó thở khi tập thể dục
- Thở gấp
- Nhịp tim nhanh
- Bàn tay và bàn chân lạnh
- Móng tay giòn và dạng thìa hoặc rụng tóc
- Loét ở khóe miệng
- Khó nuốt
- Chuột rút
Nếu bạn gặp bất kỳ dấu hiệu và triệu chứng nào, hãy đi khám bác sĩ để phát hiện và chẩn đoán thiếu sắt bằng xét nghiệm máu đơn giản. Nếu bạn mang thai hoặc có bệnh tiêu hóa như bệnh Crohn, viêm loét đại tràng, bệnh loét dạ dày, bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm máu thường xuyên để theo dõi tình trạng thiếu sắt.
Tăng cường hấp thu sắt qua chế độ ăn
Để bổ sung sắt cho cơ thể, cách tốt nhất là ăn những thực phẩm chứa nhiều sắt. Dưới đây là một số cách hấp thu sắt qua thực phẩm.
1. Ăn thịt đỏ
Thịt nội tạng động vật như gan được cho là chứa hàm lượng sắt phong phú. Tuy nhiên, không nên ăn quá nhiều vì thịt đỏ có thể làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng và bệnh tim mạch.
2. Cho đậu hoặc đậu lăng vào súp, các món hầm hoặc thịt hầm. Trên thực tế, canh đậu lăng hoặc đậu nấu với gạo trắng hoặc gạo nâu giúp tăng cường hấp thu sắt.
3.Chọn loại ngũ cốc ăn sáng và bột mì giàu sắt
Luôn kiểm tra giá trị dinh dưỡng trên nhãn thực phẩm hoặc những thực phẩm được đóng gói và chọn loại có nhiều sắt.
4. Ăn các loại rau màu xanh đậm và trái cây họ cam quýt thường xuyên.
Trên thực tế, rau càng xanh càng nhiều sắt. Các loại hoa quả giàu vitamin C giúp cho việc hấp thu sắt từ thực phẩm tốt hơn. Vì vậy hãy ăn kèm những loại thực phẩm này, thay thế xà lách với rau bina cho món sa lát. Dùng nước sốt cà chua thay vì sốt kem cho món mì ống của bạn.
5. Ăn nhẹ bằng hoa quả khô
Thêm nho khô hoặc hoa quả khô vào món ngũ cốc hoặc các món ăn yêu thích tại nhà.
6. Thay trà và cà phê bằng nước cam buổi sáng
Theo một nghiên cứu, trà và cà phê làm giảm hấp thu chất sắt trong động vật (non-hemeiron).
7. Hấp thu các thực phẩm giàu sắt kèm với vitamin C
Các loại trái cây họ cam quýt như cam và các loại quả nhiệt đới khác như xoài, ổi và rau xanh như ớt, súp lơ xanh và khoai lang. Sự kết hợp thú vị là dâu tây với ngũ cốc và súp đậu lăng với món sa lát cà chua.
8. Các sản phẩm tăng cường chất sắt
Khi mua thực phẩm, hãy kiểm tra nhãn mác về thành phần sắt. Cách đơn giản nhất là thêm vào món ăn của bạn loại muối tăng cường sắt như muối Tata, loại muối này chứa 2 vi chất dinh dưỡng - sắt cũng như i-ốt - đáp ứng 50% nhu cầu sắt hàng ngày của cơ thể.
9. Dùng chế phẩm bổ sung sắt
Các chế phẩm bổ sung là đặc biệt cần thiết cho phụ nữ mang thai và được kê cùng các loại vitamin trước sinh khác. Nếu hàm lượng sắt trong cơ thể hiện tại ở mức thấp đáng kể, một chế độ ăn chỉ giàu sắt đơn thuần không đủ đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Bác sĩ có thể kê cho bạn chế phẩm bổ sung sắt. Hãy tư vấn bác sĩ trước khi dùng các chế phẩm bổ sung sắt không kê đơn vì không phải tất cả các loại thuốc này đều đáp ứng các nhu cầu cụ thể.
10. Tránh uống canxi và các chế phẩm bổ sung sắt cùng nhau
Nếu bạn đang dùng các chế phẩm bổ sung sắt, không dùng các chế phẩm bổ sung canxi cùng lúc vì nó làm giảm hấp thu sắt. Các sản phẩm sữa, cà phê, trà, trứng, protein và các thực phẩm chứa nhiều khoáng chất như kẽm, phốtpho có thể cản trở việc hấp thu sắt.