Thiếu hụt hai loại vitamin này có thể gây giãn tĩnh mạch, ảnh hưởng tới đông máu

02-07-2022 07:13 | Thông tin dược học
google news

SKĐS- Biến chứng từ sự thiếu hụt hai loại vitamin D và K có thể báo trước các bệnh tuần hoàn nghiêm trọng khác như giãn tĩnh mạch và gây trở ngại cho cơ chế đông máu của cơ thể.

Top 4 sự thật đáng sợ về suy giãn tĩnh mạch ở người trẻ tuổiTop 4 sự thật đáng sợ về suy giãn tĩnh mạch ở người trẻ tuổi

SKĐS - Suy giãn tĩnh mạch đang ngày càng được trẻ hóa và phổ biến hơn ở nữ giới. Đừng bỏ qua những triệu chứng nhỏ nhất để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình. Cùng điểm qua 4 sự thật đáng sợ về căn bệnh trên.

Suy giãn tĩnh mạch là tình trạng các tĩnh mạch sưng phồng, có thể nhìn thấy qua da. Chúng thường có màu xanh, phồng to và ngoằn ngoèo. Người ta ước tính rằng khoảng một nửa số phụ nữ và một phần tư nam giới phát triển chứng giãn tĩnh mạch ở một mức độ nào đó khi tuổi cao. Tuy nhiên sự thiếu hụt hai loại vitamin D và K cũng có thể liên quan đến các vấn đề về mạch máu này.

1.Vitamin K

Vitamin K là một loại vitamin thiết yếu hỗ trợ quá trình đông máu và xương khỏe mạnh.

Theo Trường Y tế Công cộng Harvard TH Chan, vitamin K kích hoạt các protein đóng vai trò chủ lực trong quá trình đông máu, chuyển hóa xương và điều chỉnh nồng độ canxi trong máu. Do đó, sự thiếu hụt chất dinh dưỡng này có thể dẫn đến sự thiếu hụt các protein thích hợp để ngăn ngừa chảy máu quá mức, gây ra các nguy cơ đáng kể cho sức khỏe.

photo-1656684885367

Thiếu hụt vitamin D và K có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về mạch máu (Hình ảnh: Getty)

Đây là lý do tại sao nhiều dấu hiệu cảnh báo khi thiếu vitamin K liên quan đến chảy máu, có thể nhìn thấy hoặc không nhìn thấy bằng mắt. Các triệu chứng có thể biểu hiện theo một số cách, bao gồm bầm tím, chảy máu nhiều do vết thương và vết chích…

Vitamin K2 có vai trò ngăn ngừa xơ vữa động mạch. Nếu thiếu vitamin này thì động mạch dễ bị vôi hóa, giãn tĩnh mạch, dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm về tim mạch.

Vitamin K là một khoáng chất thiết yếu có nhiều loại, bao gồm K1 và K2.

Vitamin K1 được tìm thấy trong các loại rau lá xanh, dầu thực vật và hạt ngũ cốc. Đây là nguồn cung cấp vitamin K chính trong chế độ ăn uống của chúng ta. Loại vitamin K2 được tìm thấy trong một số lượng nhỏ ở thịt và thực phẩm lên men.

Chế độ ăn uống khuyến nghị cho phép của vitamin K là 120 microgam mỗi ngày đối với nam giới và 90 microgam mỗi ngày đối với phụ nữ.

2. Vitamin D

Một nguyên nhân khác gây ra chứng giãn tĩnh mạch là do thiếu hụt vitamin D. Vitamin D giúp giữ cho các động mạch và mạch máu đàn hồi, thư giãn... giúp máu lưu thông tốt… Khi mức vitamin D thấp, sẽ ảnh hưởng tới quá trình này và phát sinh các vấn đề về tĩnh mạch.

photo-1656684891115

Giãn tĩnh mạch là các mạch máu phình ra chạy bên dưới bề mặt da (Hình ảnh: Getty)

Khi cơ thể bị thiếu hụt vitamin D, các mạch máu sẽ dễ bị tổn thương, nhưng thật không may, các triệu chứng của sự thiếu hụt có thể khó phát hiện.

Các dấu hiệu thiếu hụt vitamin D bao gồm trầm cảm, vết thương chậm lành, tăng tỷ lệ gãy xương, đau ở xương và khớp.

Cơ quan Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS) lưu ý: Việc thiếu vitamin D có thể dẫn đến biến dạng xương như còi xương ở trẻ em và đau xương do chứng nhuyễn xương ở người lớn.

Mức độ thấp của chất dinh dưỡng này cũng có liên quan đến nguy cơ huyết khối tĩnh mạch sâu (cục máu đông hình thành bên trong tĩnh mạch).

Sự hình thành cục máu đông thường xảy ra sâu bên trong các tĩnh mạch ở cẳng chân, đùi hoặc xương chậu, và có thể gây chết người nếu nó di chuyển đến phổi. Nồng độ vitamin D giảm có liên quan đến tăng nguy cơ huyết khối tĩnh mạch.

NHS cho biết thêm các nguồn thực phẩm giàu vitamin D bao gồm cá nhiều dầu, thịt đỏ, gan, lòng đỏ trứng và các loại thực phẩm tăng cường vitamin D, chẳng hạn như ngũ cốc ăn sáng…

Lưu ý, bất kỳ ai đang cân nhắc việc bổ sung để điều chỉnh sự thiếu hụt hai loại vitamin này nên trao đổi với bác sĩ trước để loại bỏ những rủi ro và lợi ích tiềm ẩn.

Theo Tạp chí Y học New England, hơn 23.000 lượt khám tại phòng cấp cứu mỗi năm có liên quan đến tác động tiêu cực của thực phẩm chức năng.

Mời độc giả xem thêm video:

Cục máu đông trong phổi, biến chứng nguy hiểm của hậu COVID-19 | SKĐS



Xuân Nguyên
Ý kiến của bạn