Thiếu hiểu biết, nguyên nhân căn bản của sự kỳ thị và phân biệt đối xử với người có HIV

09-09-2023 08:04 | Đời sống

SKĐS - TS. Khuất Thu Hồng, chuyên gia tâm lý học, giới tính, sức khỏe tình dục và HIV/AIDS cho rằng nguyên nhân căn bản nhất của sự kỳ thị và phân biệt đối xử với người có HIV là do thiếu hiểu biết, vì thiếu hiểu biết dẫn đến sợ hãi căn bệnh làm cho sự kỳ thị càng sâu sắc hơn.

Theo Ts. Hồng, chúng ta đã triển khai chương trình phòng chống HIV đến nay 30 năm, đến nay, đã có sự thay đổi của người dân, nhưng đến bây giờ sự kỳ thị vẫn tồn tại. Nó tồn tại theo cách tế nhị, không công khai, không nặng nề nhưng nó lại âm thầm dưới nhiều hình thức khác nhau. Ví dụ để đưa đồ vật cho người nhiễm thì đặt trên bàn để người đó đến lấy không dám chạm vào người, không dám bắt tay, không dám động vào đồ vật mà người có H động đến…

Tuy nhiên, theo TS Hồng, dù là trực tiếp, công khai hay tế nhị thì kỳ thị cũng sẽ để lại những vết thương lớn trong những người có HIV.

Sự kỳ thị và phân biệt đối xử sẽ cản trở rất nhiều công đến công tác phòng chống HIV. Các nhà khoa học thế giới đã phải đưa ra nhận định về kỳ thị như sau: Họ coi kỳ thị và phân biệt đối xử là dịch bệnh thứ 2 sau HIV. Bởi chính sự kỳ thị sẽ khiến cho người có HIV không muốn nói với ai, không muốn đến cơ sở y tế để điều trị. Ví dụ một người chồng nếu có H và họ sợ bị phân biệt đối xử họ đã giấu vợ, con gia đình vì không muốn ai biết nên họ không có các biện pháp an toàn và vô hình chung nó làm cho HIV lan rộng hơn. Ngoài ra, những người có HIV vì sợ người khác biết và sợ không được đối xử bình đẳng nên họ không đến cơ điều trị….

Tất cả những điều này sẽ làm cho nỗ lực của chúng ta trong công tác phòng chống HIV có thể bị lãng phí. Chúng ta có thể mua thuốc điều trị, mua trang có thể hỗ trợ người có HIV nhưng họ không muốn điều trị vì sợ bị kỳ thị trong khi đó HIV vẫn âm thầm lây từ người này sang người khác.

Chia sẻ về vấn đề này, anh Nguyễn Trung Thành ở quận Hoàng Mai, Hà Nội - một người bị nhiễm HIV cho biết , xã hội bây giờ phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV đã bớt nhưng còn lại những người chưa hiểu biết về bệnh vẫn sợ và xa lánh. Người ta mặc nhiên cho rằng người bị HIV là người xấu, không nghiện hút thì mại dâm vì thế có những người là người tốt không may bị nhiễm HIV đã mất hết. Bị coi thường, bị khinh bỉ, bị gắn mác người xấu và bị xa lánh.

Kỳ thị và phân biệt đối xử với người có HIV có thể làm cho nỗ lực phòng chống HIV bị lãng phí  - Ảnh 1.

TS. Khuất Thu Hồng

'Tôi ở trong hoàn cảnh bị phân biệt như vậy, bản thân đã nhiều lần chán nản nhiều lúc không muốn sống, đi đâu cũng bị phân biệt đối xử. Nhưng bây giờ tôi đã nghĩ khác hơn đó là mình vẫn phải sống, sống để cảm ơn những người hiểu mình, chia sẻ với mình'.

TS. Hồng chúng ta phải hiểu rằng, một ai có bị lây HIV hay không nó hoàn toàn phụ thuộc vào hành vi của mỗi người. Bạn quan hệ tình dục an toàn, không tiêm chích ma tuý, thận trọng trong sử dụng dịch vụ y tế như truyền máu... nếu chúng ta thận trọng trong việc như thế thì không bao giờ bị HIV.

Giảm kỳ thị và phân biệt đối xử giúp người nhiễm HIV dễ dàng hòa nhập với cuộc sống hơn, để xóa dần khoảng cách kỳ thị với người có HIV đã có nhiều sáng kiến, chương trình triển khai trong cả nước giúp người có HIV tự tin bước ra cuộc sống. Trong đó có các chương trình hỗ trợ người có HIV về sinh kế, động viên và đưa họ đi xét nghiệm HIV, nếu có HIV thì được hướng dẫn tiếp cận điều trị nhằm đảm bảo sức khoẻ, kéo dài cuộc sống…Đã tổ chức nhiều quỹ tín dụng nhỏ hỗ trợ tài chính phát triển sinh kế cho người nhiễm HIV. Qua những chương trình dự án như vậy giúp người có HIV tự tin hơn mạnh mẽ hơn.

TS Khuất Thu Hồng cho rằng bản thân những người có HIV phải tự tin, chủ động tích cực hơn trong cuộc sống của mình. Chỉ có chính mình mới có thể vượt qua cảm xúc tiêu cực của mình bởi không ai tích cực hộ bạn và bạn phải vượt qua những mặc cảm đó.

Người bệnh phải tiếp tục cuộc sống của mình một cách chủ động, luôn nghĩ mình là thành viên có ích cho gia đình, xã hội và cộng đồng.

Cùng với đó, vai trò của truyền thông cũng quan trọng, nếu truyền thông chia sẻ nhiều câu chuyện tích cực thì những điều tích cực ấy sẽ lan tỏa và giúp những người có HIV mạnh mẽ để vươn lên.

Truyền hình trực tuyến: 'Kỳ thị và phân biệt đối xử với người có HIV/AIDS - Chuyện chưa cũ'Truyền hình trực tuyến: "Kỳ thị và phân biệt đối xử với người có HIV/AIDS - Chuyện chưa cũ"

SKĐS - Vào 20h00, thứ Hai ngày 3/10/2022, Báo điện tử Sức khỏe & Đời sống phối hợp với Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế tổ chức chương trình Truyền hình trực tuyến với chủ đề "Kỳ thị và phân biệt đối xử với người có HIV/AIDS - Chuyện chưa cũ".

H.Nguyên
Ý kiến của bạn