'Thiệt thòi lớn nhất đã xảy ra cho chính người bệnh, cán bộ y tế nhìn thấy và rất đau lòng'

13-06-2022 15:53 | Thời sự
google news

SKĐS - ĐBQH Nguyễn Anh Trí cho rằng, những quy định của luật pháp không còn phù hợp để chống dịch, đã không thỏa đáng với những gì cán bộ y tế đang đóng góp.

"Một bác sĩ vừa làm chuyên môn vừa làm quản lý rất khó hoàn thành tốt nhiệm vụ"'Một bác sĩ vừa làm chuyên môn vừa làm quản lý rất khó hoàn thành tốt nhiệm vụ'

SKĐS - ĐBQH Nguyễn Công Long lấy ví dụ: “Một bác sĩ bước vào phòng mổ thay vì toàn tâm toàn ý cứu bệnh nhân thì đầu óc lại đang bị phân tâm bởi gói thầu A, hợp đồng B nào đó. Ai cũng hiểu trong gói thầu, hợp đồng đó có vô số lợi ích của những cơ man các mối quan hệ chằng chịt”.

Một đêm trực chống dịch của cán bộ y tế chỉ 18.600 đồng

Đóng góp ý kiến vào dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi), ĐBQH Nguyễn Anh Trí (Đoàn ĐBQH TP Hà Nội) đề nghị bổ sung thêm ở Điều 18 chức danh nghề nghiệp, thêm đối tượng là "y sĩ y học cổ truyền". Tại Điều 42, hình thức tổ chức cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, Ban soạn thảo cần bổ sung thêm hình thức là các loại hình trung tâm y tế, trung tâm sức khỏe, trung tâm chẩn đoán.

ĐBQH Nguyễn Anh Trí cho rằng, chúng ta đang sống trong thời đại Cách mạng 4.0, công cuộc chuyển đổi số đang triển khai mạnh mẽ ở mọi lĩnh vực, bao gồm cả y tế. Do đó, đề nghị Ban soạn thảo tập trung soạn thảo một cách đầy đủ, chặt chẽ và khả thi phần khám, chữa bệnh từ xa này, có thể mở hẳn một chương để triển khai và bổ sung thêm các nội dung đã đề cập ở Điều 55.

'Thiệt thòi lớn nhất đã xảy ra cho chính người bệnh, cán bộ y tế nhìn thấy và rất đau lòng' - Ảnh 2.

Toàn cảnh phiên thảo luận Dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi).

GS. Nguyễn Anh Trí bày tỏ, đã tròn 40 năm làm nghề y và chưa bao giờ thấy luật pháp về y tế lại bị "khủng hoảng", thiếu hụt và không cập nhật như bây giờ. Đặc biệt, hơn 2 năm vừa qua, đại dịch COVID đã "càn quét" làm sức khỏe nhân dân bị tổn thương nặng nề, yêu cầu chống dịch như chống giặc đã bộc lộ thêm tính bất cập của hệ thống pháp luật y tế hiện hành.

"Cán bộ y tế đã và đang gồng mình chống dịch, họ đã làm ngày, làm đêm bất chấp nguy hiểm khó khăn. Mặc dù thù lao đêm trực chống dịp của cán bộ y tế cơ sở chỉ có 18.600 đồng/đêm. Qua giám sát với Ủy ban Xã hội, chúng tôi được biết tại tỉnh Quảng Ninh, một đêm trực trong thời kỳ chống dịch của cán bộ y tế cơ sở chỉ được thù lao 18.600 đồng", Đại biểu Nguyễn Anh Trí xót xa.

'Thiệt thòi lớn nhất đã xảy ra cho chính người bệnh, cán bộ y tế nhìn thấy và rất đau lòng' - Ảnh 3.

ĐBQH Nguyễn Anh Trí - Đoàn ĐBQH TP. Hà Nội.

Từ đó, ĐBQH Nguyễn Anh Trí cho rằng, những quy định của luật pháp không còn phù hợp để chống dịch, đã không thỏa đáng với những gì cán bộ y tế đang đóng góp. Điều này khiến hàng ngàn cán bộ, đặc biệt là y tế cơ sở xin thôi việc. Bên cạnh đó do luật bị thiếu, có sơ hở, lỏng lẻo nên lòng tham của một số ít người là cán bộ y tế có cơ hội "vươn lên".

Hoạt động mua sắm thuốc men bị đứt gãy nghiêm trọng

GS. Nguyễn Anh Trí đánh giá, hoạt động mua sắm thuốc men, vật tư sinh phẩm đang bị đứt gãy nghiêm trọng vì các nhà thầu rất dè dặt cung cấp vì các công ty tư vấn thẩm định hoặc tan vỡ hoặc tạm nghỉ.

Thiệt thòi lớn nhất đã xảy ra cho chính người bệnh, cho chính người dân, cán bộ y tế chúng tôi đang nhìn thấy và rất đau lòng về điều đó. Cán bộ y tế muốn làm nhưng vì thiếu một hành lang pháp lý đầy đủ và phù hợp nên không thể làm được.
ĐBQH Nguyễn Anh Trí - Đoàn ĐBQH TP. Hà Nội

Từ đó, vị đại biểu công tác trong ngành y tế xin kêu gọi Quốc hội, Chính phủ tập trung mọi sức lực giải quyết những vấn đề cấp bách của y tế như về nhân lực, nhân sự, về cơ chế. Từ đó nhằm bảo vệ, đảm bảo quyền lợi hợp lý cho cán bộ y tế, cũng như các biện pháp ngăn chặn tiêu cực và đặc biệt hơn cả là hoàn thiện thể chế đồng bộ những vấn đề về pháp lý trong ngành.

ĐBQH Nguyễn Anh Trí nêu ra hai vấn đề để giải quyết vấn đề trên, bao gồm:

- Cần triển khai những nội dung của Nghị quyết 30, Nghị quyết 43 của Quốc hội Nghị quyết 21 của UBTVQH để mua sắm, để chống dịch, để khám bệnh, chữa bệnh và cũng để soi xét những vấn đề sai phạm cho thấu lý đạt tình;

- Ưu tiên sửa đổi các văn bản pháp lý bao gồm Luật Khám chữa bệnh, Luật Bảo hiểm y tế, Luật Phòng, chống dịch và cả những luật khác có liên quan như: Luật Đấu thầu, mua sắm, Luật Tài sản công. Kể cả những nghị định, thông tư có liên quan, đặc biệt những vấn đề như xã hội hóa, tự chủ bệnh viện.

Giám đốc BV Chợ Rẫy: Bác sĩ không thể dừng lại 1 tuần, 1 tháng để chờ cấp Giấy phép hành nghềGiám đốc BV Chợ Rẫy: Bác sĩ không thể dừng lại 1 tuần, 1 tháng để chờ cấp Giấy phép hành nghề

SKĐS - ĐBQH Nguyễn Trí Thức cho biết, một bác sĩ đang khám bệnh ở bệnh viện phải dừng lại 1 tuần hoặc 1 tháng để được cấp Giấy phép hành nghề sẽ ảnh hưởng đến hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.


Lê Bảo - Cao Tuân
Ý kiến của bạn