Cơ chế điều chỉnh giác mạc của kính Ortho-K
Theo các chuyên gia Bệnh viện Mắt Hà Nội 2, Orthokeratology, gọi tắt là Ortho-K, là một thủ thuật không phẫu thuật và là thiết bị kính áp tròng được thiết kế riêng để sử dụng nhằm định hình lại giác mạc (bề mặt phía trước) của mắt một cách nhẹ nhàng.
Thủ thuật này còn được gọi là công nghệ định hình lại giác mạc và các thấu kính được đeo khi ngủ, giúp bạn có tầm nhìn rõ ràng vào ban ngày mà không cần sự hỗ trợ của kính cận hoặc kính áp tròng.
Orthokeratology có thể điều chỉnh các tật khúc xạ như cận thị, viễn thị, loạn thị. Hiện nay, công nghệ Ortho- K đang được phát triển, trong nhiều trường hợp, Ortho-K có thể chỉnh hình thành công giác mạc bị loạn thị cao, viễn thị và các trường hợp Post-LASIK (phẫu thuật khúc xạ) có tật khúc xạ còn lại hoặc vùng điều trị không đều.
Theo đó, kính áp tròng Ortho-K được thiết kế riêng cho mỗi người sau quá trình thăm khám, đo mắt kỹ lưỡng nhằm định hình lại bề mặt giác mạc của mắt khi ngủ. Kính áp tròng Ortho-K sử dụng lực của mí mắt và chất lỏng nước mắt bên dưới thủy tinh thể để định hình lại các lớp trên cùng của giác mạc.
Để điều chỉnh độ cận thị, kính Ortho-K tác động xuống giúp giác mạc trung tâm phẳng hơn. Đối với chứng viễn thị và lão thị, thiết kế của thấu kính này giúp chăm sóc giác mạc trung tâm.
Theo đó, thị lực có thể được cải thiện sau một đêm đeo kính Ortho-K, và ổn định hơn sau một tuần. Với cận thị cao trên -6.00D, loạn thị và viễn thị, quá trình này có thể mất từ 2 đến 4 tuần để điều chỉnh. Đáng nói, Ortho-K không thay đổi hình dạng của mắt. Hình dạng giác mạc sẽ trở lại trạng thái ban đầu trong vòng 1 đến 4 tuần nếu bạn ngừng đeo kính. Đó cũng là lý do, các chuyên gia khuyến nghị có thể áp dụng phẫu thuật mổ cận thị nếu đáp ứng được điều kiện sau thời gian đeo kính Ortho-K.
Cách dùng kính Ortho-k ban đêm an toàn, hiệu quả
Theo các chuyên gia, trước khi sử dụng kính áp tròng Ortho-K bạn phải đi khám bác sĩ để được tư vấn về tình trạng mắt và các thông tin cần thiết. Việc khám mắt này đòi hỏi bác sĩ đúng chuyên môn, máy móc hiện đại nhằm đánh giá chính xác tình trạng mắt. Hiện bệnh viện mắt Hà Nội 2 (số 72 Nguyễn Chí Thanh, Phường Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội) là một trong các bệnh viện uy tín được nhiều bệnh nhân thăm khám, điều trị các bệnh về mắt, trong đó có sử dụng Ortho-K.
Khi đến bệnh viện Mắt Hà Nội 2, các bác sĩ sẽ kiểm tra mắt trong khoảng 1 – 2 giờ để đảm bảo mắt bạn đủ khỏe để sử dụng kính áp tròng Ortho-K. Sau khi kiểm tra mắt, bệnh nhân sẽ được đo các thông số và cho thử kính Ortho-K. Kính áp tròng cận thị Ortho-K của bệnh viện phù hợp với nhiều độ cận, loạn, viễn.
Cách sử dụng kính Ortho-K được hướng dẫn như sau:
Bước 1: Chuẩn bị vật dụng cần thiết (gương, dung dịch vệ sinh,...)
Đầu tiên bạn cần có đầy đủ các dụng cụ như: gương soi, dung dịch vệ sinh kính, nước mắt nhân tạo, nước muối sinh lý để nhỏ mắt, hộp đựng kính, dụng cụ tháo kính và một tờ khăn giấy sạch trải trên mặt bàn.
Bước 2: Vệ sinh tay thật sạch trước khi đeo kính Ortho-K
Khi vệ sinh tay, bạn cần lưu ý cắt ngắn đầu móng tay. Cần rửa sạch tay với xà phòng và thấm khô bằng khăn giấy sạch. Tuyệt đối không lau tay vào khăn mặt hay quần áo, không chạm vào bất kỳ vật dụng nào khác và không đeo/ tháo kính trong nhà vệ sinh.
Bước 3: Nhẹ nhàng vệ sinh kính trước khi đeo
Nhẹ nhàng lấy kính đặt vào lòng bàn tay và nhỏ một lượng vừa đủ dung dịch rửa kính. Từ từ miết nhẹ kính từ trong trung tâm ra ngoài sao cho đủ 360 độ. Thực hiện thao tác liên tục từ 1 - 2 phút (chi tiết xem tại video đính kèm).
Sau đó, đặt kính đã vệ sinh sạch lên phần tay khô. Phần dung dịch còn thừa trong lòng bàn tay sẽ lau khô bằng khăn giấy sạch.
Bước 4: Đặt kính lên đầu ngón tay trò và nhỏ nước mắt nhân tạo
Kết thúc các bước vệ sinh kính Ortho-K, bạn đặt kính lên đầu ngón tay trỏ rồi nhỏ 1 giọt nước mắt nhân tạo vào lòng kính để tạo độ ẩm.
Bước 5: Đeo kính trước khi đi ngủ
Dùng tay không thuận để giữ chặt 2 mi mắt, tay thuận từ từ đặt kính vào mắt theo chiều từ dưới lên trên. Mắt nhìn xuống dưới chân để tạo cảm giác dễ chịu nhất.
Đeo kính Ortho-K qua một đêm và tháo ra vào buổi sáng ngay sau khi ngủ dậy.
Bước 6: Tháo kính áp tròng Ortho-K sau khi ngủ dậy bằng dụng cụ tháo kính
Để tiến hành tháo kính, bạn vẫn vệ sinh tay tương tự như khi đeo kính.
Trước khi tháo kính Ortho-K, cần nhỏ một giọt nước mắt nhân tạo vào mắt và chớp nhẹ nhàng. Sau đó dùng tay đẩy nhẹ mi dưới để nước nhỏ mắt có thể đi vào giữa kính. Chớp mắt nhẹ nhàng cho đến khi cảm nhận được sự di chuyển của kính.
Dùng tay không thuận giữa chặt 2 mi mắt, tay thuận cầm dụng cụ tháo kính đặt vào ⅓ phía dưới kính và chạm nh, từ từ lấy kính ra đặt vào lòng bàn tay.
Bước 7: Lặp lại tương tự các bước vệ sinh kính và cất kính vào khay đựng.
Để đảm bảo vệ sinh an toàn cho những lần sử dụng tiếp theo, bạn nên tiến hành vệ sinh kính thật kỹ lưỡng trước khi cất kính vào khay đựng. Các bước làm tương tự như khi lấy kính ra.
Với nhưng ưu điểm, cơ chế hoạt động trên, các chuyên gia nhấn mạnh, đây là giải phấp an toàn, thuận tiện và tối ưu trong kiểm soát tiến triển cận thị và điều trị tật khúc xạ.