Thiết bị giám sát hành trình phải có thêm nhiều tính năng để kiểm soát tai nạn

15-03-2024 15:11 | Xã hội
google news

SKĐS - Theo quy chuẩn mới, thiết bị giám sát hành trình ngoài cảnh báo xe chạy quá tốc độ, lái xe quá 4 giờ liên tục... còn yêu cầu lái xe phải đăng nhập xác thực danh tính trước khi vận hành xe.

Bắt hai tài xế gây tai nạn trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn khiến vợ chồng trẻ tử vongBắt hai tài xế gây tai nạn trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn khiến vợ chồng trẻ tử vong

SKĐS - Hai tài xế gây tai nạn khiến vợ chồng trẻ tử vong trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn bị khởi tố, bắt tạm giam về hành vi "Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ gây hậu quả nghiêm trọng".

Tài xế phải đăng nhập thiết bị trước khi lái xe

Bộ Giao thông Vận tải đang lấy ý kiến góp ý dự thảo Thông tư ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô (sửa đổi, bổ sung QCVN 31:2014/BGTVT).

Tại dự thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô sửa đổi, bổ sung, Bộ Giao thông Vận tải đề xuất bên cạnh tính năng cảnh báo bằng âm thanh cho lái xe trong các trường hợp: xe chạy quá tốc độ, lái xe điều khiển phương tiện quá 4 giờ liên tục; thiết bị giám sát hành trình (GSHT) trên xe ô tô còn phải có cảnh báo đối với trường hợp lái xe không thực hiện đăng nhập trước khi phương tiện di chuyển nhằm xác định rõ người lái xe.

Đồng thời, bổ sung quy định về tốc độ cài đặt trên thiết bị GSHT để các đơn vị có cơ sở cài đặt cảnh báo quá tốc độ cho phương tiện theo điều kiện thực tế và theo quy định tại Thông tư số 31/2019/TT-BGTVT của Bộ GTVT (quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ).

Thiết bị giám sát hành trình phải có thêm nhiều tính năng để kiểm soát tai nạn- Ảnh 2.

Gia tăng nhiều tính năng bắt buộc ở thiết bị giám sát hành trình để kiểm soát tai nạn giao thông.

Theo đó, tốc độ giới hạn được cài đặt trên thiết bị phải dựa trên cơ sở tốc độ tối đa cho phép đối với từng loại xe cơ giới tham gia giao thông trên đường đôi, đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên ngoài khu vực đông dân cư (trừ đường cao tốc) hoặc tốc độ tối đa theo từng cung đường trên bản đồ số.

Để phục vụ việc cảnh báo vi phạm thời gian lái xe của tài xế, dự thảo quy chuẩn cũng bổ sung quy định về cài đặt thời gian lái xe liên tục. Theo dự thảo quy chuẩn đã bỏ yêu cầu tương thích với các hệ điều hành Microsoft Windows để phần mềm có thể xây dựng trên nhiều nền tảng, đồng thời, làm rõ quy định về phông chữ.

Phần mềm phải có 3 tính năng. Đầu tiên là tính năng giám sát trực tuyến, hiển thị các thông tin vị trí xe trên bản đồ số, biển số xe, thông tin lái xe hiện tại (tên lái xe và số GPLX), tốc độ tức thời, tổng số lần quá tốc độ, số lần và thời gian dừng đỗ, thời gian lái xe liên tục và tổng thời gian lái xe trong ngày của lái xe đó.

Thứ hai là tính năng quản lý, khai thác dữ liệu, truy cập, tìm kiếm, lập bảng biểu, báo cáo, thống kê các dữ liệu theo quy định của Bộ GTVT về cung cấp, quản lý và sử dụng dữ liệu từ thiết bị GSHT của xe ô tô. Cuối cùng là tính năng thông báo trạng thái hoạt động của TBGSHT, phần mềm phải hiển thị được trạng thái của thiết bị tương ứng lắp trên xe hoạt động bình thường hoặc mất tín hiệu quá 30 phút.

Theo đó, thiết bị GSHT công bố hợp quy phải dựa trên kết quả chứng nhận hợp quy của tổ chức chứng nhận được Bộ GTVT chỉ định theo quy định tại Nghị định số 132/2008/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Theo điều khoản chuyển tiếp của dự thảo quy chuẩn, Giấy chứng nhận hợp quy đã cấp cho kiểu loại/lô thiết bị GSHT sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu theo quy chuẩn cũ vẫn còn giá trị đến hết thời hạn ghi trên Giấy chứng nhận.

Đối với thiết bị GSHT đã lắp đặt trên phương tiện kinh doanh vận tải trước ngày quy chuẩn này có hiệu lực, chủ phương tiện phải thực hiện cập nhật, bổ sung các tính năng kỹ thuật theo quy định tại quy chuẩn này trước ngày 1/1/2027.

Camera hành trình là công cụ kiểm soát phương tiện giao thông hiệu quả

Theo chuyên gia giao thông Nguyễn Xuân Thủy, ở Việt Nam, camera hành trình đem lại nhiều tiện ích cho người sử dụng, đặc biệt trong hoạt động kinh doanh vận tải. Thiết bị GSHT hỗ trợ công tác điều tra tai nạn. Dữ liệu từ camera hành trình là cơ sở pháp lý để các cơ quan công an điều tra, giải quyết khi có tai nạn giao thông xảy ra.

Ngoài ra thiết bị GSHT còn dùng để kiểm tra hoạt động của lái xe. Khi lắp đặt camera hành trình trên xe, các nhà quản lý có thể theo dõi, giám sát, phát hiện các hành vi vi phạm quy định pháp luật của người lái xe trong quá trình điều khiển phương tiện. Ví dụ trường hợp lái xe ngủ gật hoặc mất tập trung khi lái xe, sử dụng điện thoại, chở quá số người quy định, có hành vi cư xử thiếu văn hóa.

Thiết bị GSHT có khả năng theo dõi, ghi nhận toàn bộ cung đường di chuyển, mọi thông tin hoạt động của phương tiện. Khi doanh nghiệp sử dụng thiết bị GSHT để quản lý và theo dõi phương tiện thì có khả năng giám sát được trạng thái hoạt động trên đường của phương tiện và lái xe, từ đó có thể ra các quyết định kịp thời về đảm bảo an toàn giao thông như: cảnh báo cho lái xe khi có hiện tượng vượt vận tốc quy định, thời gian lái xe liên tục sắp đạt ngưỡng cho phép, dừng đỗ xe không đúng nơi quy định…

Bản thân các thiết bị GSHT lắp trên xe đã có khả năng phát tín hiệu cảnh báo bằng âm thanh khi phương tiện vượt quá tốc độ quy định hoặc thời gian lái xe liên tục vượt quá 4 giờ để tác động trực tiếp đến ý thức và điều chỉnh lại hành động điều khiển phương tiện của lái xe. Đây chính là chức năng hỗ trợ đảm bảo an toàn giao thông, giúp giảm thiểu tai nạn giao thông một cách tích cực và hiệu quả của thiết bị GSHT.

Sự cố xảy ra trên đường là điều không một ai mong muốn, nhưng trong trường hợp bất khả kháng, thiết bị giám sát hành trình sẽ giúp tài xế và các đơn vị liên quan tìm ra nguyên nhân của tai nạn, có hướng xử lý và rút kinh nghiệm kịp thời.

Theo Th.S Lê Thành Hưng, Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam, với việc xây dựng quy chuẩn này, khi lựa chọn camera giám sát hành trình, doanh nghiệp vận tải chỉ cần chọn mua sản phẩm camera đã được chứng nhận tiêu chuẩn quốc gia. Bên cạnh đó, với công nghệ hiện nay chỉ cần lắp một camera góc rộng là có thể giám sát cả vị trí lái xe và người lên xuống, chi phí chỉ dao động từ 4-5 triệu đồng/xe.

Thiết bị được chứng nhận tiêu chuẩn quốc gia sẽ được tích hợp công nghệ giám sát hành trình 4G, nhờ vậy tiết kiệm được chi phí vận hành do chỉ sử dụng một sim và giảm nguồn điện trên xe. Đây là giải pháp về mặt công nghệ đã được nghiên cứu đảm bảo sự tối ưu, tiết kiệm nhất cho các đơn vị sử dụng.

Liên tục xảy ra tai nạn đường sắt, Bộ GTVT yêu cầu xóa lối đi tự mởLiên tục xảy ra tai nạn đường sắt, Bộ GTVT yêu cầu xóa lối đi tự mở

SKĐS - Để xóa bỏ các lối đi tự mở cắt ngang đường sắt gây mất an toàn, Bộ GTVT đề nghị các tỉnh ưu tiên bố trí kinh phí từ nguồn ngân sách địa phương để thực hiện.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 15/3: Miền Bắc còn mấy đợt không khí lạnh trong tháng 3? | SKĐS


Tô Hội
Ý kiến của bạn