Thực hành thiền định thường xuyên có thể đối phó với chứng đau nửa đầu theo một cách kiểm soát các nguyên nhân gây đau.
Kiểm soát căng thẳng: Căng thẳng và lo lắng là những tác nhân gây đau nửa đầu phổ biến. Thiền có thể giúp giảm bớt những điều này bằng cách ức chế một phần hệ thống thần kinh chịu trách nhiệm. Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng thiền cũng có thể có tác động tích cực đến sự thay đổi nhịp tim, có xu hướng bị ảnh hưởng bởi căng thẳng.
Tăng trưởng não: Những người bị đau nửa đầu đã được xác định là ở một số vùng nhất định của não lượng chất xám có ít hơn so với những người không mắc bệnh, điều này có thể là kết quả của chứng đau nửa đầu thường xuyên. Các khu vực của não bị ảnh hưởng nhiều nhất do hậu quả của chứng đau nửa đầu thường xuyên là những vùng liên quan đến cảm xúc, nhận thức, trí nhớ và ra quyết định, cả các chức năng điều hành như tự điều chỉnh, khả năng tiếp nhận thông tin và giải quyết vấn đề.
Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng thiền có thể làm tăng lượng chất xám trong một số phần của não. Ví dụ, một nghiên cứu năm 2010 cho thấy những người thực hành thiền có lượng chất xám dày hơn ở những vùng não này và ít nhạy cảm hơn với cơn đau. Hơn nữa, thiền định càng lâu, thì càng có nhiều chất xám trong não.
Thiền giúp đối phó với chứng đau nửa đầu hiệu quả.
Cải thiện, cân bằng mức độ dẫn truyền thần kinh: Đối với nhiều người, sự mất cân bằng hóa học não và ngủ kém là những yếu tố chính trong chứng đau nửa đầu. Thiền đã được chứng minh có tác dụng tích cực trên một số chất dẫn truyền thần kinh quan trọng. Cụ thể, một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng thiền có thể làm tăng dopamine (một hormon liên quan tinh thần và thể chất, gọi là hormon hạnh phúc), melatonin (chất điều hòa giấc ngủ của cơ thể) và serotonin (liên quan đến ảnh hưởng đến tâm trạng và các chức năng khác). Nó cũng có thể làm giảm các chất cortisol và norepinephrine (nội tiết tố căng thẳng) trong cơ thể.
Giảm đau: Thiền đã được xem xét cụ thể để xác định tác dụng của nó đối với chứng đau nửa đầu. Trong một nghiên cứu nhỏ nhưng có ý nghĩa có thể sẽ là bàn đạp để nghiên cứu thêm, những người mắc chứng đau nửa đầu đã tham gia vào một thực hành thiền định trong 8 tuần với mục tiêu giảm căng thẳng dựa trên chánh niệm (MBSR). Họ được so sánh với một nhóm đối tượng chỉ chăm sóc thông thường đối với chứng đau nửa đầu.
Kết quả, những người thực hành MBSR ít bị đau đầu hơn và cũng trải qua những thay đổi tích cực trong bảng đánh giá “mức độ nghiêm trọng, thời gian, hiệu quả, sự căng thẳng nhận thức, tác động liên quan đến chứng đau nửa đầu, lo lắng, trầm cảm, chánh niệm và chất lượng cuộc sống” .
Có nhiều hình thức thiền định, nhưng thiền chánh niệm là loại thường được sử dụng trong các nghiên cứu. Nó không hề khó học và chỉ một vài phút ngồi thiền mỗi ngày có thể đem lại lợi ích cho người thực hành.