Thiên Môn Chùm - “Món quà trời ban” cho sức khỏe và sinh lý nữ

26-10-2018 14:00 | Giới tính
google news

SKĐS - Thiên Môn Chùm còn được gọi là Shatavari, có nghĩa là “người sở hữu một trăm người chồng” để ngụ ý rằng nó có tác dụng tăng cường sức sống và khả năng sinh sản cho người phụ nữ.

Trong Ayurveda - một hệ thống y học Hindu truyền thống, Thiên Môn Chùm được gọi là “Nữ hoàng của các loại thảo mộc”, bởi vì nó thúc đẩy tình yêu và lòng sùng kính (1. IJPBA, Kỳ 2, Số 3, 2011, Trang 855).

Thiên Môn Chùm có tên khoa học là Asparagus racemosus Willd, thuộc họ Măng tây. Loại cây này còn được gọi là Satmuli (trong tiếng Bengal) và Shatavari (trong tiếng Hindi và tiếng Phạn).

Thiên Môn Chùm có thể được tìm thấy ở các vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới cho đến vùng có độ cao trên 1.500 m của Ấn Độ. Cây thuộc dạng cây bụi, bên dưới mang rất nhiều rễ củ mọng nước (2. WJPPS, Kỳ 2, Số 5, 2016, Trang 1105).

Thiên Môn Chùm sở hữu một loạt các thành phần như steroid saponin (được gọi là shatvarins), cyclic hydrocarbon-Racemosol, sitosterol, flavonoid cùng nhiều khoáng chất khác (1. IJPBA, Kỳ 2, Số 3, 2011, Trang 856).

Công dụng của Thiên Môn Chùm chính là đến từ những thành phần hóa học này.

Cân bằng nội tiết tố

Thiên Môn Chùm có chứa phytoestrogen, nó thực hiện chức năng bằng cách liên kết trực tiếp với thu thể estrogen mà không làm tăng nồng độ estrogen nội sinh

Nguồn phytoestrogen này có thể làm giảm các triệu chứng bất lợi của thời kỳ mãn kinh như khô âm đạo, đổ mồ hôi đêm, mất ngủ, teo âm đạo (1. IJPBA, Kỳ 2, Số 3, 2011, Trang 858).

Tác dụng này cũng đã được thể hiện trong nghiên cứu của GS. Pradip Kinage và GS. Deepika Chaudhari (2. WJPPS, Kỳ 2, Số 5, 2016, Trang 1109).

Hỗ trợ sinh lý nữ

Phytpestrogen trong Thiên Môn Chùm ảnh hưởng đến sự điều hòa chu kỳ rụng trứng và động dục ở động vật có vú, thúc đẩy sự tăng trưởng sự khác biệt chức năng sinh lý của hệ sinh dục nữ, tuyến yên, tuyến vú và một số cơ quan khác (3. AYU, Tập 31, Kỳ 1, 2010).

Trong Ayurveda, Thiên Môn Chùm chứa saponin steroid và các isoflavone có thể làm tăng ham muốn tình dục, chữa viêm cơ quan sinh dục, làm ẩm các mô khô của vùng kín, trẻ hóa tử cung, hỗ trợ chữa huyết trắng và rong kinh.

Rễ của Thiên Môn Chùm là thuốc bổ có tác dụng kích thích tình dục mạnh mẽ. Vì thế nó mới được mệnh danh là “cây trăm chồng” - tức ngụ ý về tác dụng tăng khả năng sinh sản và sức sống cho người phụ nữ (1. IJPBA, Kỳ 2, Số 3, 2011, Trang 857).

Hỗ trợ điều trị hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) và vô sinh

PCOS là bệnh nội tiết phổ biến nhất ở phụ nữ độ tuổi sinh sản. Bệnh làm thay đổi nồng độ lipid huyết thanh, gây chảy máu tử cung bất thường và vô sinh.

Trong quá trình điều trị kéo dài 6 tháng có sử dụng Thiên Môn Chùm, 85% hiếm muộn do PCOS đã được chữa khỏi thành công, trong đó 75% phụ nữ đã thụ thai (3. AYU, Tập 31, Kỳ 1, 2010).

Một nghiên cứu khác của TS. Sana Fatima Majeedi, Ismath Shameem và Mariyam Roqaiya cũng cho thấy Thiên Môn Chùm có hiệu quả trong kích thích tăng trưởng nang trứng và rụng trứng (4. IJRCOG, Tập 5, Kỳ 2, Tháng 2 năm 2016).

Kháng khuẩn

Chiết xuất methanol thô từ rễ Thiên Môn Chùm có khả năng chống lại nấm Candida cũng như nhiều vi khuẩn Gram âm và vi khuẩn Gram dương khác do nó chứa thành phần glycosides, steroid saponin và flavonoid.

Chống oxy hóa

Hàm lượng phenol lipophilic cao trong rễ Thiên Môn Chùm có thể làm tăng nồng độ SOD (một chất chống oxy hóa), chống oxy hóa lipid, oxy hóa protein và sự cạn kiệt của các enzyme chống oxy hóa.

Giảm stress

Thiên Môn Chùm là một loại thuốc bổ thần kinh nổi tiếng trong hệ thống y học Ayurvedic bởi nó có thể chống oxy hóa và giảm bớt tổn thương oxy hóa do các gốc tự do gây ra cho hệ thần kinh (3. AYU, Tập 31, Kỳ 1, 2010).

Tốt cho xương khớp

Nghiên cứu của Khoa Dược, Trường Y Dược H. S. K., Bagalkot-Karnataka, Ấn Độ về Thiên Môn Chùm cho thấy nó có thể cải thiện các thông số sinh học như độ cứng của đốt sống thắt lưng số 4, chiều dài và trọng lượng của xương đùi. (5. The Open Natural Products Journal, Kỳ 2, Trang 19).

An toàn và có thể sử dụng lâu dài

Trong Ayurveda, Thiên Môn Chùm đã được mô tả là hoàn toàn an toàn để sử dụng lâu dài, ngay cả với bà mẹ đang trong thời gian mang thai và cho con bú.

Nghiên cứu về độc tính của Thiên Môn Chùm cho thấy với liều cao 3200mg/kg không gây tử vong, việc sử dụng lâu dài các chiết xuất từ rễ Thiên Môn Chùm không gây ra bất kỳ độc tính nào ở động vật (3. Taylor and Francis Online, Tập 30, Kỳ 17, 2016).

Thiên Môn Chùm Sở hữu nhiều công dụng đáng kinh ngạc, thế nhưng người bệnh không nên tuỳ tiện sử dụng thảo dược này một cách bừa bãi. Thay vào đó, chúng ta có thể lựa chọn những bài thuốc, sản phẩm có chiết xuất từ Thiên Môn Chùm để vừa nâng cao sức khoẻ, vừa đảm bảo an toàn.

Dược sĩ Vũ Thị Hằng Nga

Tài liệu tham khảo

1. https://bom.to/eKzvX

2. https://bom.to/fZQ5g

3. https://bom.to/2NK4U

4. https://bom.to/Rrin9

5. https://bom.to/3aZV8


Ý kiến của bạn